Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết này khái quát thực trạng hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết trình bày tổng quan hệ thống giáo dục Phật giáo trong nước và thế giới hiện nay qua các công trình nghiên cứu của các tác giả. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 10, pp. 71-80 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY Nguyễn Văn Thông1 Tóm tắt. Sau gần 90 năm hình thành và phát triển (1930 - 2017), đến nay, nền giáo dục Phật giáo Việt Nam đã hội đủ các yếu tố cơ bản của một hệ thống giáo dục từ cơ cấu đến nội dung, chương trình, bộ máy quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện thời, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam cần được hoàn thiện để đứng vững và phát triển, góp phần vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhân lực, nhân tài phụng sự cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Bài viết này, nghiên cứu hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay. Từ khóa: Hệ thống giáo dục, Phật giáo, Hội nhập quốc tế. 1. Mở đầu Tại Việt Nam, kể từ thập niên 1930, giáo dục Phật giáo đã hình thành với đặc thù một nền Phật học mang tính dân tộc thể hiện qua các tổ chức như: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội An Nam Phật học, Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật giáo Bắc kỳ, Tổng hội Phật giáo Việt Nam,.[1]. Sau gần 90 năm hình thành và phát triển, đến nay, nền giáo dục Phật giáo Việt Nam đã hội đủ các yếu tố cơ bản của một hệ thống giáo dục từ cơ cấu đến nội dung, chương trình, bộ máy quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện thời, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam cần được hoàn thiện một số mặt còn yếu kém mới có thể đứng vững và phát triển, góp phần vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhân lực, nhân tài phụng sự cộng đồng Phật giáo Việt Nam nói riêng, Tổ quốc và đất nước nói chung hiệu quả và thiết thực hơn. 2. Các khái niệm cơ bản 2.1. Hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục Phật giáo 2.1.1. Hệ thống giáo dục (quốc dân) - “Hệ thống giáo dục là một hệ thống con trong hệ thống lớn xã hội. Nó có mối liên hệ hữu cơ với các hệ thống con khác như