Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ VIẾT SƠN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 1: TS. Trần Phước Trữ Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng vốn đầu tư vượt ra ngoài khả năng tự cung cấp. Trong khi các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì việc đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu đạt được trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua đã tạo cho đất nước nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành như dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ thông tin . Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế và đặc biệt gần đây là khu công nghệ cao. Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Việc thu hút vốn từ bên ngoài để thúc đẩy kinh tế phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, đặc biệt là từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó, với mục tiêu trở thành tỉnh khá .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.