Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số hạn chế trong luật pháp và chính sách về đào tạo nghề cho phụ nữ giai đoạn 2000 - 2014
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Qua phân tích văn bản pháp luật, những cam kết quốc tế, bài viết cho thấy phần lớn văn bản pháp luật đã đảm bảo vấn đề bình đẳng đối với phụ nữ trong đào tạo. Một số chính sách, luật pháp còn đưa ra những quy định bảo vệ phụ nữ liên quan đến những đặc điểm sức khỏe và chức năng liên quan đến sinh đẻ, nuôi con. | 1 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 NGUYỄN ĐỨC TUYẾN Qua phân tích văn bản pháp luật, những cam kết quốc tế, bài viết cho thấy phần lớn văn bản pháp luật đã đảm bảo vấn đề bình đẳng đối với phụ nữ trong đào tạo. Một số chính sách, luật pháp còn đưa ra những quy định bảo vệ phụ nữ liên quan đến những đặc điểm sức khỏe và chức năng liên quan đến sinh đẻ, nuôi con. Tuy nhiên, khi thực hiện một số văn bản pháp luật làm nảy sinh hạn chế, gây ảnh hưởng đến phụ nữ trong đào tạo: chính sách tuổi về hưu gây bất bình đẳng đối với phụ nữ tham gia đào tạo, chính sách bảo trợ phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ trở thành những cản trở đối với phụ nữ trong việc tiếp cận đào tạo dài hạn và ở xa, những quy định về độc hại hạn chế họ quyền tự do tham gia việc làm, đào tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn 2000 - 2014, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh. Tổng thu nhập quốc gia chia theo đầu người năm 2000 chỉ 396USD, đến năm 2010 đã tăng lên 1113,6USD (Tổng cục Thống kê, 2011b, tr. 10). Từ 2001 - 2010 với tốc độ tăng GDP Nguyễn Đức Tuyến. Thạc sĩ. Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. bình quân mỗi năm đạt 7,26% (Tổng cục Thống kê, 2011b, tr. 9), “GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá thực tế bình quân năm 2013 sẽ đạt 1.960 USD” (Minh Ngọc, 2013). Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những biểu hiện của sự “chưa theo kịp” đó là tình trạng thiếu bình đẳng nam nữ trên thị trường lao động, phụ nữ thất nghiệp nhiều hơn nam giới (Tổng cục Thống 2 NGUYỄN ĐỨC TUYẾN – MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG LUẬT PHÁP kê, 2011a, tr. 44); phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao trong khu vực lao động lương thấp, công việc bấp bênh, điều kiện lao động kém, nơi mà “rất ít nam giới tham gia” (Trung tâm Lao động nữ và Giới, 2010, tr. 40); và ngay cả khi cùng làm một công việc, một ngành nghề, thì phụ .