Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát hiện thời điểm chuyển trạng thái từ thức sang ngủ ở người trưởng thành

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu xây dựng một chương trình tự động phát hiện sự chuyển trạng thái từ thức sang ngủ ở người trưởng thành. Việc phát hiện chính xác thời điểm giấc ngủ bắt đầu lần đầu tiên rất quan trọng để có thể đánh giá cấu trúc vi thể của giấc ngủ. | 18 Science and Technology Development Journal, vol 20, no.K3- 2017 Phát hiện thời điểm chuyển trạng thái từ thức sang ngủ ở người trưởng thành Lê Quốc Khải, Đinh Thị Ngọc Ánh, Trần Hoàng Bảo, Huỳnh Quang Linh Tóm tắt — Giấc ngủ là rất quan trọng cho sức khỏe của con người. Phân tích bản ghi đa ký giấc ngủ - Polysomnography (PSG) giúp ta thu được những thông tin có giá trị để đánh giá chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu xây dựng một chương trình tự động phát hiện sự chuyển trạng thái từ thức sang ngủ ở người trưởng thành. Việc phát hiện chính xác thời điểm giấc ngủ bắt đầu lần đầu tiên rất quan trọng để có thể đánh giá cấu trúc vi thể của giấc ngủ. Phương pháp đề xuất là phân tích bản ghi đa ký giấc ngủ của 30 tình nguyện viên, sử dụng các thông tin của 1 kênh điện não kết hợp với điện mắt và điện cơ theo đúng chuẩn American Academy of Sleep Medicine (AASM) mới nhất. Thuật toán tập trung phân tích tự động chính xác theo từng giây cho mỗi epoch. Kết quả thu được theo 2 cấp độ: nhận biết và thống kê các epoch xảy ra sự chuyển trạng thái và thời điểm chính xác xảy ra sự dịch chuyển này. Với độ chính xác hơn 85% cho thấy mức độ khả thi để đưa ra những cảnh báo kịp thời ngay khi có sự chuyển trạng thái. Cách tiếp cận này mở ra những hướng ứng dụng để phát triển các hệ thống cảnh báo theo thời gian thực: trạng thái ngủ gật, buồn ngủ khi lái xe, khi làm việc, khảo sát sự đáp ứng của não bộ với các kích thích bên ngoài nhằm giảm khoảng thời gian sleep latency. Từ khóa — thời điểm chuyển trạng thái từ thức sang ngủ – sleep onset, PSG, cấu trúc vi thể, AASM. Bài báo đã nhận vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, đã được phản biện chỉnh sửa vào ngày 01 tháng 11 năm 2017. Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG–HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số B2016-20-01. Lê Quốc Khải, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM. Email: quockhai@hcmut.edu.vn Đinh Thị Ngọc Ánh, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGHCM. Trần Hoàng Bảo, Trường Đại học Bách .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.