Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá hiệu quả điều trị đau sau mổ trẻ em
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả và sự an toàn của các phương pháp điều trị đau sau mổ tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/1996-10/2007 có 8 nghiên cứu được thực hiện trên 961 bệnh nhân ASA I-III. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU SAU MỔ TRẺ EM Nguyễn Văn Chừng*, Phan Thị Minh Tâm** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và sự an toàn của các phương pháp điều trị đau sau mổ tại bệnh viện Nhi Đồng II. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả có phân tích. Kết quả: Từ tháng 06/1996 – 10/2007 có 8 nghiên cứu được thực hiện trên 961 BN ASA I - III. Trong đó thuốc giảm đau Nalbuphine, Morphine được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng, tiêm hay truyền tĩnh mạch 48giờ sau mổ. Gây tê vùng, tê xương cùng, tê ngoài máng cứng cho trẻ trên 1 tháng, với Bupivacaine đơn thuần hay phối hợp với: Morphine, Fentanyl hay Clonidine tiêm từng liều hay truyền liên tục 24 – 48giờ. Số bệnh nhi mổ lồng ngực, bụng cao chiếm 100% (NC4), 52% (NC6), 49% (NC7), được giảm đau tốt trong và sau mổ, tỉnh sớm, không cần thở máy. Các tai biến như thủng màng cứng, buồn nôn, ói, ngứa, tụt HA, tiểu chậm xảy ra thấp hơn nhiều so với y văn. Không có trường hợp nào bị suy hô hấp, nhiễm trùng catheter. Kết luận: Phối hợp các loại thuốc giảm đau với Morphine, cũng như phối hợp gây mê và gây tê ngoài màng cứng trên bệnh nhi chịu phẫu thuật lớn an toàn, hiệu quả. Để giảm đau hữu hiệu cần đánh giá đau đúng, kiểm soát đau sớm, duy trì huấn luyện điều trị đau và phát triển khoa giảm đau là mục tiêu trong tương lai. Từ khóa: giảm đau sau mổ, trẻ em. ABSTRACT EVALUATION OF POSTOPERATIVE PAIN MANAGEMENT IN PEDIATRICS Nguyen Van Chung, Phan Thi Minh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 380 - 389 Objective: Evaluate the efficacy and safety of the pain managements performed at the Pediatric Hospital 2. Methods: Prospective, descriptive and analystic study. Result: From Jun 1996 to Oct 2007 we performed 8 studies of postoperative pain management in 961 children ASA I - III. Nalbuphine or Morphine was used for infants who are older than 6 months, IV or infusion in 48 hours. Regional anesthesia, caudal or continous epidural in 24- 48