Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kết quả ban đầu về thành phần loài bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bò sát ở Pù Luông chưa được nghiên cứu và công bố chính thức. Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu ban đầu về thành phần loài Bò sát ở Pù Luông dựa trên kết quả từ các đợt điều tra thực địa trong năm 2014 và 2015 và những mẫu vật được lưu trữ trước đó tại Khu bảo tồn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 KẾT QUẢ BAN ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA NGUYỄN TÀI THẮNG, NGUYỄN THÀNH LUÂN, PHẠM VĂN THÔNG Chương trình bảo tồn rùa Châu Á NGUYỄN ĐẮC MẠNH Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TRƢƠNG VĂN VINH Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông NGUYỄN NGỌC SANG Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông nằm trên địa phận của hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, diện tích 17.662 ha. Phía Đông và Bắc Pù Luông giáp với tỉnh Hoà Bình, phía Tây và Nam chủ yếu là giáp với phần đất còn lại của các xã thuộc Khu bảo tồn. Địa hình Pù Luông gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó dãy núi lớn hơn nằm phía Đông Bắc hình thành bởi những vùng núi đá vôi bị chia cắt mạnh và là một phần của vùng núi đá vôi liên tục chạy từ Vườn Quốc gia Cúc Phương đến tỉnh Sơn La (Birdlife International, 2004). Bò sát ở Pù Luông chưa được nghiên cứu và công bố chính thức. Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu ban đầu về thành phần loài Bò sát ở Pù Luông dựa trên kết quả từ các đợt điều tra thực địa trong năm 2014 và 2015 và những mẫu vật được lưu trữ trước đó tại Khu bảo tồn. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã tiến hành 6 đợt khảo sát thực địa tại các địa điểm: Bản Eo Điếu, xã Cỗ Lũng từ 18–25/2/2014; Bản Hang xã Phú Lệ từ 20–24/5/2014; Bản Son, xã Lũng Cao từ 25–30/5/2014; Bản Kịt, xã Lũng Cao từ 3–7/8/2014; Bản Ngèo, xã Hồi Xuân từ 15–18/12/2014; Bản Eo Kén, xã Thành Sơn từ 4–9/5/2015. Mỗi đợt có từ 3–6 người tham gia gồm cả cán bộ kiểm lâm của Khu bảo tồn. Mẫu vật được thu thập bằng tay và gậy chuyên dụng. Chụp hình mẫu sống, sau đó định hình mẫu trong formol 4% trong 24 giờ và lưu giữ trong cồn 70% và bảo quản tại phòng động vật KBTTN Pù Luông. Định danh các loài dựa trên tài liệu Smith (1935, 1943) [7, 8], Ziegler & Bischoff (1999) [10], Vogel et al. (2009)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.