Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại rừng phòng hộ Phượng Hoàng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Việc điều tra đa dạng về hệ thực vật, kiểu thảm thực vật và giá trị sử dụng của các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp các dẫn liệu mới và cơ bản, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của rừng phòng hộ Phượng Hoàng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI RỪNG PHÕNG HỘ PHƢỢNG HOÀNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN SỸ DANH THƢỜNG, LÊ NGỌC CÔNG Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên DAOPHONE PHETKHAMPHENG Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, Lào Rừng phòng hộ Phượng Hoàng thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có diện tích gần 390 ha, giáp ranh với các xã An Khánh, Hà Thượng, Tân Thái thuộc huyện Đại Từ và xã Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên. Xã Cù Vân có diện tích tự nhiên là 1.568 ha, chiếm gần 3% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp trên 400 ha (chiếm 25,5%). Tuy là xã miền núi nhưng Cù Vân có địa hình không phức tạp, chủ yếu là đồi núi thấp, chỉ có dải núi Pháo thuộc địa bàn xã có đỉnh cao 434 m so với mực nước biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC-29oC, lượng mưa trung bình từ 1.800 mm - 2.000 mm/năm, thời gian mưa nhiều tập trung vào tháng 6, 7, 8, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Xã Cù Vân có 3 nhóm đất chính là đất xám mùn trên núi, đất feralit phát triển trên đá biến chất, đất feralit phát triển trên phù sa cổ. Cho đến nay có rất ít những nghiên cứu về hệ thực vật ở đây. Việc điều tra đa dạng về hệ thực vật, kiểu thảm thực vật và giá trị sử dụng của các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp các dẫn liệu mới và cơ bản, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của rừng phòng hộ Phượng Hoàng. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu: là thảm thực vật và hệ thực vật (gồm các loài thực vật bậc cao có mạch) tại khu vực rừng phòng hộ Phượng Hoàng thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn: sử dụng phương pháp điều .