Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hoạt tính ức chế nấm và vi khuẩn gây bệnh của ba loài thực vật ngập mặn aegiceras corniculatum, avicennia marina và lumnitzera racemosa tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá hoạt tính ức chế vi sinh vật của 3 loài thực vật ngập mặn chủ yếu tại VQG Xuân Thủy: Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, Avicennia marina (Forsk.) Vierh và Lumnitzera racemosa ild, sử dụng 6 chủng vi sinh vật kiểm định là những vi sinh vật gây bệnh phổ biến ở người. Cả ba loài thực vật trên thuộc nhóm cây cho gỗ và đang chủ yếu được sử dụng để bảo vệ bờ biển, nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi ong tại VQG Xuân Thủy. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 HOẠT TÍNH ỨC CHẾ NẤM VÀ VI KHUẨN GÂY BỆNH CỦA BA LOÀI THỰC VẬT NGẬP M N Aegiceras corniculatum, Avicennia marina VÀ Lumnitzera racemosa TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY TRẦN MỸ LINH, LÊ QUỲNH LIÊN, NINH KHẮC BẢN i n a inh bi n i n n Kh a h v C ng ngh i a Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy có diện tích khoảng 7.100ha, với hơn 4.000ha là đất rừng ngập mặn, được ghi nhận bởi độ đa dạng sinh học cao với tổng cộng khoảng 500 loài động vật và 190 loài thực vật thuộc 137 chi, 60 họ. Ở VQG Xuân Thủy quan sát thấy hai kiểu quần xã chính: Quần xã Sú (Aegiceras corniculatum)-Bần chua (Sonneratia caseolaris)-Mắm biển (Avicennia marina)-Ô rô (Acanthus ilicifolius) và xen kẽ Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) phân bố tại phía Bắc của vườn; quần xã rừng trồng Trang (Kandelia obovata)-Sú (Aegiceras corniculatum) phân bố ở phía Nam vườn. Ngoài ra, có một diện tích nhỏ quần xã Sú-Mắm biển và một quần thể tương đối thuần loại mọc tự nhiên là Mắm biển trên một số bãi đất cát thuộc Cồn Lu [2]. Sú, Mắm biển và Cóc trắng là những loài thực vật ngập mặn chủ yếu tại VQG Xuân Thủy và là điển hình cho các quần xã tiên phong, trên đất cát ngập triều, cần được bảo vệ và phát triển. Ngoài các giá trị không thể phủ nhận về mặt sinh thái và chắn bão, bảo vệ bãi bồi, đầm nuôi tôm, các loài thực vật trên còn có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực y-dược. Avicennia marina (Forsk.) Vierh. có tên thường gọi là cây Mắm biển hay Mắm đen, Mắm ổi; gỗ cây làm củi hoặc đóng đồ gia dụng, quả ăn được, hoa làm thức ăn cho ong mật; một số bộ phận của cây như vỏ được dùng làm thuốc dạng cao để chữa bệnh ngoài da, lá để đuổi côn trùng, muỗi. Aegiceras corniculatum (L.) Blanco hay gọi là cây Sú hay Trú, Mui biển, Cát là loài cây bụi hoặc cây gỗ. Trên thực tế, người dân địa phương tại VQG Xuân Thủy đã sử dụng cây sú làm thuốc giảm đau, cây cóc trắng làm thuốc trị ghẻ ngứa ngoài da. Tuy nhiên, phần lớn các tri thức y học dân tộc liên quan tới thực vật ngập

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.