Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Góp phần xác định nguyên nhân sạt lở bờ sông Tiền và sông Sài Gòn bằng các khảo sát địa vật lý gần mặt đất
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ cấu trúc dưới mặt đất đường bờ với việc xác định các ranh giới giữa những lớp trầm tích, các lăng kính chứa nước, các đụn cát được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, góp phần quan trọng trong việc dự báo sạt lở đất và làm tiền đề cho các luận điểm về tích tụ trầm tích vùng bờ sông Tiền, bờ sông Sài Gòn,. | 34(3), 205-216 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2012 GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN SẠT LỞ BỜ SÔNG TIỀN VÀ SÔNG SÀI GÒN BẰNG CÁC KHẢO SÁT ĐỊA VẬT LÝ GẦN MẶT ĐẤT LÊ NGỌC THANH1, NGUYỄN VĂN GIẢNG2, E-mail: lnthanh@vast-hcm.ac.vn 1 Viện Địa lý Tài nguyên Tp. HCM - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 15 - 6 - 2012 1. Mở đầu Qua kết quả nghiên cứu khảo sát trong những năm gần đây trên các điểm sạt lở bờ sông Tiền, sông Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân sạt lở bờ sông đều có điểm chung liên quan đến điều kiện địa hình, địa mạo (trũng thấp, sông uốn khúc), điều kiện địa chất (vật liệu trầm tích bùn sét và cát mịn lẫn bột có chiều dày lớn), điều kiện địa chất thuỷ văn (mực nước ngầm dâng cao sát mặt đất, chế độ triều, áp lực thuỷ động của nước trong đất), điều kiện địa chất công trình (đất có liên kết kiến trúc yếu, thuộc loại đất có thành phần trạng thái và tính chất đặc biệt như có tính xúc biến khi có tải trọng động, đất dễ tan rã khi có dòng chảy lớn), điều kiện dòng chảy (triều, lũ, mưa, ), điều kiện kinh tế xã hội (xây dựng trái phép lấn chiếm luồng lạch, sông; tôn cao nền quá mức của các hoạt động dịch vụ theo bờ sông, khai thác cát quá mức dưới lòng sông). Những nơi nào, vị trí nào trên đoạn sông mà tập trung nhiều điều kiện nêu trên thì bờ sông nơi đó không ổn định, sẽ bị sạt lở mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là tác động của con người làm thay đổi chế độ dòng chảy và độ ổn định hai bên bờ sông. Dự báo sạt lở đất bờ sông phải dựa trên cơ sở nghiên cứu quy luật của dòng chảy, lòng dẫn và cấu trúc địa chất bờ sông [9, 13]. Trong đó phải coi cấu trúc địa chất bờ sông là nội lực và là yếu tố biến đổi theo thời gian với tốc độ biến đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tác động của ngoại lực gây ra [3, 8, 10]. Nếu coi dự báo sự thay đổi dòng chảy, lòng dẫn là dài hạn thì các nghiên cứu đánh giá hiện trạng cấu trúc địa chất bờ sông là xếp vào dự báo ngắn hạn. Nếu biết được cấu trúc trầm .