Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đê trụ rỗng - giải pháp mới ngăn sạt lở bờ biển
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Mức độ ảnh hưởng sạt lở năm sau cao hơn năm trước, đe dọa đến sự an toàn của tuyến đê biển. Trước tình hình đó, nhiều giải pháp công trình bảo vệ bờ biển (kè bằng vật liệu tràm, tre, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi.) đã được thực hiện và khắc phục một phần hiện tượng sạt lở, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Bài báo giới thiệu một giải pháp công nghệ mới - đê trụ rỗng giảm sóng, gây bồi bảo vệ bờ biển lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam. | Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo Đê trụ rỗng - Giải pháp mới ngăn sạt lở bờ biển TS Trần Văn Thái, ThS Nguyễn Hải Hà, ThS Phạm Đức Hưng, ThS Nguyễn Duy Ngọc Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Mức độ ảnh hưởng sạt lở năm sau cao hơn năm trước, đe dọa đến sự an toàn của tuyến đê biển. Trước tình hình đó, nhiều giải pháp công trình bảo vệ bờ biển (kè bằng vật liệu tràm, tre, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi.) đã được thực hiện và khắc phục một phần hiện tượng sạt lở, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Bài báo giới thiệu một giải pháp công nghệ mới - đê trụ rỗng giảm sóng, gây bồi bảo vệ bờ biển lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam. Mở đầu Do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình hình sạt lở bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng sạt lở diễn ra cả ở ven biển Đông và biển Tây. Mức độ sạt lở bờ biển xảy ra từ năm 2007 đến nay trung bình là 15 m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 50 m/năm. Theo thống kê, có 80% đường bờ biển (kể cả bờ biển Đông và Tây) bị sạt lở với diện tích khoảng 300 ha rừng phòng hộ bị mất mỗi năm. Để phòng chống diễn biến phức tạp của thời tiết và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã huy động mọi nguồn lực của địa phương và sự hỗ trợ của Trung ương để xây dựng một số công trình tại các vị trí sạt lở xung yếu, đe dọa an toàn tuyến đê biển. Một số giải pháp từ bán kiên cố đến kiên cố đã được thực hiện như: kè cừ tràm, dừa, kè nhựa, rọ đá, bê tông Các công trình sau khi xây dựng đã ít nhiều có tác dụng bảo vệ được bờ biển, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: với loại công trình làm bằng cọc cừ tràm, dừa, tre, thời gian sử dụng ngắn (chỉ tồn tại được 1 đến 2 năm rồi bị hư hỏng, không còn tác dụng phòng hộ); với các công trình bằng bê tông kiên cố (kè lát mái cấu kiện đúc sẵn, kè .