Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân cấp, phân quyền và thực tiễn triển khai theo Hiến pháp năm 2013
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Hiến pháp năm 2013 đã đặt những nền móng cơ bản cho chính quyền địa phương phân cấp, phân quyền. Trải qua 5 năm triển khai, tinh thần phân cấp phân quyền đã bước đầu được hiện thực hoá trong một số đạo luật cũng như trong thực tiễn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 4 (2018) 41-50 Phân cấp, phân quyền và thực tiễn triển khai theo Hiến pháp năm 2013 Nguyễn Hoàng Anh* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 07 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Hiến pháp năm 2013 đã đặt những nền móng cơ bản cho chính quyền địa phương phân cấp, phân quyền. Trải qua 5 năm triển khai, tinh thần phân cấp phân quyền đã bước đầu được hiện thực hoá trong một số đạo luật cũng như trong thực tiễn. Tuy nhiên việc phân cấp, phân quyền diễn ra chỉ trong một vài lĩnh vực; còn được thực hiện bởi công cụ lập quy và phân cấp phân quyền chưa đi cùng với những phương tiện, nguồn lực tương ứng. Trong tương lai, phân cấp, phân quyền sẽ cần tiếp tục thúc đẩy, nhưng đồng thời phải có các phương tiện giám sát thích hợp. Từ khóa: Hiến pháp 2013, chính quyền địa phương, phân cấp, phân quyền, kiểm soát quyền lực. xuống địa phương. Đặc biệt Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi 2013 đã tạo lập những nền tảng mới cho một hệ thống chính quyền địa phương phân cấp, phân quyền ở Việt Nam. Tinh thần phân cấp thể hiện rõ trong các quy định của Hiến pháp tại Chương IX (Chính quyền địa phương) và được cụ thể hóa bằng các đạo luật, trước tiên là Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Ngoài tên gọi mới về chính quyền địa phương, những điểm mới về phân cấp trong Hiến pháp 2013 thể hiện tóm tắt như sau: Thứ nhất: Hiến pháp thừa nhận khả năng có thể tổ chức những mô hình chính quyền địa phương đa dạng, không đồng nhất. Khoản 2 điều 113 Hiến pháp: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - 1. Hiến pháp năm 2013 và phân cấp, phân quyền Trong một quốc gia đơn nhất, tập quyền hành chính dường như là phương tiện ưa chuộng, bởi có thể bảo đảm các hoạt động hành chính diễn ra nhất quán. Tuy .