Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu phân lập và nhận dạng cấu trúc alkaloid trong dịch chiết từ lá vông nem (Erythrina Orientalis L. Fabaceae) Thừa Thiên Huế

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về alkaloid của các loài Vông nem khác ở Ấn Độ, Philippin, Mỹ, nhưng chỉ tập trung vào alkaloid trong vỏ thân cây, hoa và hạt, mà không quan tâm nhiều đến alkaloid trong lá. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân lập và nhận dạng cấu trúc alkaloid trong lá vông nem nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của các alkaloid trong dược liệu này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011 NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ NHẬN DẠNG CẤU TRÚC ALKALOID TRONG DỊCH CHIẾT TỪ LÁ VÔNG NEM (ERYTHRINA ORIENTALIS L. FABACEAE) THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Văn Thi, Trần Thanh Minh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Hàm lượng alkaloid toàn phần trong lá vông nem (Erythrina orientalis L. Fabaceae) Thừa Thiên Huế là 0,18% (so với hàm khô). Đã phát hiện 10 alkaloid trong cao lá. Trong đó, 2 alkaloid đã được phân lập và nhận dạng cấu trúc bằng LC-MS, UV-VIS and 1H-NMR. Chúng là erythrartine và erythrartine N- oxide. Những alkaloid này chưa từng được phát hiện trong lá vông nem (Erythrina orientalis L. Fabaceae) trước đây. 1. Mở đầu Vông nem - Erythrina orientalis L. (tên gọi khác Erythrina variegata L.) là một loài vông mọc hoang hoặc trồng phổ biến ở Việt Nam. Lá Vông nem có chứa nhiều alkaloid, từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng để ăn hoặc sắc uống chữa bệnh kém ăn, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Alkaloid toàn phần trong lá vông nem có tác dụng kháng khuẩn, trợ tim, gây ngủ, an thần [1]. Một số cơ sở y tế hiện đang sử dụng cao lá Vông nem kết hợp với một số vị dược liệu khác để làm thuốc [2, 3]. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về alkaloid của các loài Vông nem khác ở Ấn độ [4], Philippin [5], Mỹ [6], nhưng chỉ tập trung vào alkaloid trong vỏ thân cây, hoa và hạt, mà không quan tâm nhiều đến alkaloid trong lá. Chúng tôi nghiên cứu phân lập và nhận dạng cấu trúc alkaloid trong lá vông nem nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của các alkaloid trong dược liệu này. 2. Thực nghiệm 2.1. Xử lý sơ bộ lá vông nem và xác định độ ẩm Lá vông nem được thu hái ở một số địa điểm trong thành phố Huế. Sau khi thu hái về, lá được loại bỏ cuống, rửa sạch, để khô ngoài không khí, sau đó sấy khô ở 60 0C trong 4 giờ và bóp vụn thành bột. Bột lá được dùng làm mẫu để chiết alkaloid. Độ ẩm của mẫu được xác định bằng phương pháp khối lượng [7]. 2.2. Chiết xuất alkaloid toàn phần Bột lá được làm ẩm bằng etanol 960, NH4OH 12,5% và chiết

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.