Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá rủi ro tài nguyên hải sản vịnh Vân Phong từ cách tiếp cận hồi cố
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài báo này trình bày đánh giá hồi cố rủi ro theo phương pháp của PEMSEA (Chương trình Hợp tác Khu vực trong Quản lý Môi trường các biển Đông Á) đã chỉ ra bằng chứng suy giảm thủy sản nuôi trồng, nguyên nhân gây suy giảm, lấy hoạt động nuôi trồng thủy sản Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa làm ví dụ nghiên cứu. Mời các bạn cùng tìm hiểu về bài viết để nắm rõ hơn về chi tiết nội dung. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI NGUYÊN HẢI SẢN VỊNH VÂN PHONG TỪ CÁCH TIẾP CẬN HỒI CỐ ThS. Đoàn Văn Phúc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh iện trạng nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây có nhiều biến động về diện tích, cách thức nuôi trồng và suy giảm rõ rệt về chất lượng, năng suất thủy sản, nguyên nhân chủ yếu do hạn chế từ nguồn giống, thức ăn và ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường, suy thoái hệ sinh thái đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đối với tài nguyên sinh cảnh và gián tiếp đến sức khỏe con người. Nhận thấy được tầm quan trọng này, phương pháp đánh giá hồi cố rủi ro được sử dụng như là một công cụ cấp thiết hiện nay để giải thích sự suy giảm thủy sản nuôi trồng, xác định các tác nhân gây hại. Từ đó, có những biện pháp khắc phục, nâng cao năng suất thủy sản, tăng cường công tác quản lý rủi ro giảm sự ô nhiễm biển. Bài báo này trình bày đánh giá hồi cố rủi ro theo phương pháp của PEMSEA (Chương trình Hợp tác Khu vực trong Quản lý Môi trường các biển Đông Á) đã chỉ ra bằng chứng suy giảm thủy sản nuôi trồng, nguyên nhân gây suy giảm, lấy hoạt động nuôi trồng thủy sản Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa làm ví dụ nghiên cứu. H 1. Mở đầu Vịnh Vân Phong thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, bắt đầu từ Đại Lãnh, bán đảo Hòn Gốm chạy dài ra biển (hình 2). Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoạt động nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh kinh tế tại đây. Theo thống kê của Cục Thống Kê tỉnh Khánh Hòa, sản lượng thủy sản suy giảm từ năm 2009 đến năm 2012 [2] làm ảnh hưởng lớn, khá nghiêm trọng đến cả hệ sinh thái, phát triển kinh tế lẫn các yếu tố xã hội trong vịnh Vân Phong. Để hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong Vịnh thì việc phân tích các nguyên nhân gây ra sự suy giảm để có các biện pháp giảm thiểu, quản lý rủi ro được xem là cấp thiết hiện nay. Một số công trình nghiên cứu, dự án đánh giá nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và khảo sát đánh giá ban đầu rủi ro .