Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí: Trường hợp báo Tiếng Dân

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Từ góc độ của một nghiên cứu văn hóa, qua trường hợp báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng, bài viết bước đầu lí giải cách thức văn hóa tác động đến báo chí và ngược lại. Bài viết tập trung vào mối quan hệ giữa bối cảnh văn hóa, vốn văn hóa với báo chí. Mặt khác, mối quan hệ giữa báo chí với khả năng truyền tải và kiến tạo giá trị văn hóa cũng được làm rõ. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 2 (2019): 92-100 Vol. 16, No. 2 (2019): 92-100 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ BÁO CHÍ: TRƯỜNG HỢP BÁO TIẾNG DÂN Ngô Thị Thanh Tâm Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Email: tamntt@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 20-01-2019; ngày nhận bài sửa: 20-02-2019; ngày duyệt đăng: 27-02-2019 TÓM TẮT Từ góc độ của một nghiên cứu văn hóa, qua trường hợp báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng, bài viết bước đầu lí giải cách thức văn hóa tác động đến báo chí và ngược lại. Bài viết tập trung vào mối quan hệ giữa bối cảnh văn hóa, vốn văn hóa với báo chí. Mặt khác, mối quan hệ giữa báo chí với khả năng truyền tải và kiến tạo giá trị văn hóa cũng được làm rõ. Từ khóa: văn hóa, báo chí, Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng. 1. Dẫn nhập Văn hóa có mặt trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của con người trong đó có báo chí. Hall (1996) cho rằng văn hóa gắn liền với các thực hành biểu đạt, dẫn đến “nghiên cứu văn hóa giống như thực hành biểu đạt của sự thể hiện” mà qua đó “ý nghĩa được tạo ra, đưa vào, sử dụng và hiểu trong những bối cảnh văn hóa riêng biệt” (Chris Baker, 2011, tr. 23). Báo chí là một hình thức biểu đạt của văn hóa theo quan điểm nêu trên. Hoạt động báo chí rất đa dạng, nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập khái niệm báo chí truyền thống, tức báo chí được in ấn. Trong đó, báo chí được hiểu như một quy trình từ khâu thu thập tin, biên tập, thiết kế, phân bố chứ không chỉ tập trung vào sản phẩm. Báo chí có đặc điểm bản chất và nguyên tắc của nó, nhưng khi xem xét dưới góc độ một nghiên cứu văn hóa, chúng tôi muốn nhấn mạnh báo chí như một thực hành văn hóa. Với cách tiếp cận này, báo chí được hiểu là một “địa điểm” giả định nơi văn hóa được phôi thai, tồn tại và kì vọng. Bằng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.