Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khả năng tương thích của cam mật không hạt (C. sinensis L..Osbeck), cam sành (C. nobilis Lour.) trên gốc ghép chịu đất phèn tại Tân Phước Tiền Giang
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung bài viết giới thiệu giống cam mật không hạt và cam sành là giống cam được trồng phổ biến và tập trung tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và quả cũng đang được thị trường tiêu thụ ưa chuộng dùng để ăn tươi hoặc nước ép, vì hương vị ngon và bổ dưỡng. Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu và xác định được giống cam Mật và gốc ghép Carrizo có khả năng chịu đất phèn tốt, kết quả nghiên cứu tổ hợp ghép giữa hai giống cam Mật không hạt và cam Sành, trên gốc ghép được chọn lọc này cho thấy, sử dụng giống cam Mật chọn lọc làm gốc ghép cho giống cam Mật không hạt cho kết quả tốt nhất trên đất phèn về sinh trưởng và phát triển. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CAM MẬT KHÔNG HẠT (C. sinensis L. Osbeck), CAM SÀNH (C. nobilis Lour.) TRÊN GỐC GHÉP CHỊU ĐẤT PHÈN TẠI TÂN PHƯỚC-TIỀN GIANG Lê Thị Khỏe Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Giống cam Mật không hạt và cam Sành là giống cam được trồng phổ biến và tập trung tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và quả cũng đang được thị trường tiêu thụ ưa chuộng dùng để ăn tươi hoặc nước ép, vì hương vị ngon và bổ dưỡng. Những năm gần đây, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn và biến đổi khí hậu gây khô hạn và phèn gia tăng làm sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả bị suy giảm. Từ đó, năm 2008-2009 Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu và xác định được giống cam Mật và gốc ghép Carrizo có khả năng chịu đất phèn tốt, kết quả nghiên cứu tổ hợp ghép giữa hai giống cam Mật không hạt và cam Sành, trên gốc ghép được chọn lọc này cho thấy, sử dụng giống cam Mật chọn lọc làm gốc ghép cho giống cam Mật không hạt cho kết quả tốt nhất trên đất phèn về sinh trưởng và phát triển: cây có bộ tán dạng tròn, tiếp hợp giữa mắt ghép và gốc ghép tốt, cây cho quả sớm, có khả năng cho năng suất cao (5,34kg/cây vào năm thứ thứ ba sau khi trồng), cho quả có độ dày vỏ, độ Brix, thịt quả màu vàng tươi đẹp có vị ngọt lạt đến ngọt, và quả không hạt tương tự như đặc tính giống, trọng lượng quả trung bình 190,79 g đạt 90,48% so đặc tính giống. Từ khóa: Cam Mật; đất phèn; gốc ghép. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,6 triệu ha đất phèn, trên loại đất này trở ngại chính đối với cây trồng là khi pH dưới 5 làm thay đổi hóa và lý tính đất, nó làm ảnh hưởng trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển cây trồng, do thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng như lân, can-xi, ma-nhê và ka-li, và ngộ độc các ion Al3+, Fe2+, Mn2+ và H+ hòa tan trong đất ở vùng rễ. Vì vậy, hệ thống rễ của những giống mẫn cảm đất phèn sẽ phát triển kém làm cho khả năng hấp thu nước và dinh .