Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tái cơ cấu để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trên thế giới, tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tại VN, TĐKT xuất hiện trong thành phần kinh tế nhà nước (TĐKT nhà nước) từ những năm 2005, trong chủ trương tập trung nguồn lực của Nhà nước hình thành những cơ sở kinh tế quy mô lớn trong một số lĩnh vực kinh tế then chốt, làm động lực và tạo ra những bước đột phá trong quá trình phát triển và hội nhập. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Tái cơ cấu để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam TS. Nguyễn Thế Bính Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM T rên thế giới, tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã có bề dày lịch sử phát triển từ hàng trăm năm nay và trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Tại VN, TĐKT xuất hiện trong thành phần kinh tế nhà nước (TĐKT nhà nước) từ những năm 2005, trong chủ trương tập trung nguồn lực của Nhà nước hình thành những cơ sở kinh tế quy mô lớn trong một số lĩnh vực kinh tế then chốt, làm động lực và tạo ra những bước đột phá trong quá trình phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 10 năm tồn tại và phát triển, bên cạnh những đóng góp đáng ghi nhận thì mô hình kinh tế này đối mặt những khó khăn, thách thức trong“sứ mạng”của mình về vai trò đầu tàu dẫn dắt nên kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, chỗ dựa để Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô . Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân của sự không thành công này xuất phát từ nhiều yếu tố như các quy chuẩn pháp luật, cơ chế quản lý còn thiếu và bất cập, năng lực nội tại không theo kịp với kỳ vọng và những biến động kinh tế hiện nay. Để mô hình phát triển có hiệu quả, trong thời gian tới cần cơ cấu lại để thay đổi căn bản từ định hướng phát triển, cơ chế quản lý cũng như xác định lại vai trò của nó cho phù hợp với bối cảnh mới. Từ khoá: Tập đoàn kinh tế, phát triển các TĐKT. 1. Đặt vấn đề Ở VN, TĐKT nhà nước được chủ trương hình thành nhằm thực hiện mục tiêu: Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập; giữ vai trò bảo đảm an ninh kinh tế, các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân; tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy liên kết trong chuỗi gia trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác; phát huy lợi thế kinh tế quy mô, kết hợp các