Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) đối với ngành chăn nuôi Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết tập trung trình bày cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi, khi ưu đãi thuế quan trong TPP, hàm ý và phát triển chăn nuôi, khi tham gia TPP, những điểm yếu và hạn chế đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) đối với ngành chăn nuôi Việt Nam ThS. Huỳnh Minh Trí Ban quản lý dự án tỉnh Long An C òn một thời gian nữa, TPP sẽ được ký kết sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển của các nền kinh tế, xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm. Hiện có 12 nước tham gia đàm phán TPP, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chilê, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và VN. Đàm phán TPP hiện đã kết thúc phán phiên thứ 20 và đang phấn đấu hoàn thành trong năm 2014. Nhân hội thảo về “TPP cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp VN”, do trường Đại học Ngoại ngữ & Tin học TP. HCM tổ chức, chúng tôi chỉ đề cập đến tác động của TPP đối với ngành chăn nuôi. Từ khoá: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), doanh nghiệp VN, ngành chăn nuôi. Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có ngành chăn nuôi. Thực tế cho thấy so với các sản phẩm nông sản khác, ngành chăn nuôi VN được đánh giá sức cạnh tranh yếu. Do đó, sau khi tham gia TPP, mức thuế nhập khẩu bò, thịt gà, heo vào nước ta sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, tức giá thành sản phẩm nhập khẩu sẽ còn giảm xuống. Vì vậy để vượt qua thách thức, ngành chăn nuôi phải nhanh chóng tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phấn đấu mức tăng trưởng toàn ngành đạt từ 6,5-7%/năm và tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp hẹp (chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ) đạt 30-35% năm 2020, phải lựa chọn phát triển những sản phẩm chăn nuôi chiến lược, có sức cạnh tranh như lợn, vịt, gà lông màu. Đặc biệt, phải đẩy mạnh tái cơ cấu lại vùng chăn nuôi, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để không chỉ phục vụ tốt thị trường trong nước mà .