Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nhật Bản linh dị kí, tên thường gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị kí (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên, viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 38-43 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0057 MOTIF KÌ ẢO TRONG NHẬT BẢN LINH DỊ KÍ CỦA KEIKAI Trần Thị Huyền Trang Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam Tóm tắt. Nhật Bản linh dị kí, tên thường gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị kí (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên, viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại. Ngay tiêu đề mà Keikai chọn đã thể hiện nghệ thuật chủ đạo của Linh dị kí là sự hoang đường, kì ảo. Trong Nhật Bản linh dị kí, tác giả sử dụng rất nhiều motif kì ảo. Đó có thể là những motif kế thừa của văn học dân gian, cũng có khi là những motif của văn học Phật giáo. Từ khóa: Nhật Bản linh dị kí, Keikai, motif, motif kì ảo, văn học Nhật Bản. 1. Mở đầu Linh dị kí được viết hoàn toàn bằng Hán văn. Ngay cả người Nhật Bản hiện nay, số người đọc được nguyên bản chỉ hạn chế trong một số ít các nhà chuyên môn. Hơn thế, tác phẩm này nhiều điển cố của Trung Quốc, nếu không có tri thức về văn học cổ điển Trung Hoa và Nhật Bản thì không thể hiểu tác phẩm một cách chính xác. Vì vậy, tài liệu nghiên cứu về tác phẩm này còn hạn chế về số lượng. Các vấn đề về nguồn gốc, nội dung của tác phẩm, đã có một số công trình tìm hiểu. Trong bài viết Thời trung đại trong văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán của Đoàn Lê Giang, ông đã chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của Linh dị kí. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân, một người có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản nói chung và văn học Nhật nói riêng cũng có bài về nguồn gốc các truyện trong Linh dị kí. Theo Nam Trân, không có nhiều tư liệu về tác giả của Linh dị kí. Về yếu tố kì ảo trong Linh dị kí, số lượng các công trình nghiên cứu chưa đáng kể. Trong lời giới thiệu cuốn sách dịch của Nguyễn Thị Oanh, GS .