Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tình hình bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 3 năm (2004-2006)
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp TTMVM điều trị tại khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú (KBVĐTN) Bệnh viện Mắt Trung ương (2004 - 2006) với mục tiêu: Nhận xét về nguyên nhân, hình thái, đặc điểm lâm sàng, phương pháp và kết quả điều trị, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp nghiên cứu cho thời gian tới. | TÌNH HÌNH BỆNH TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG TRONG 3 NĂM (2004 2006) HOÀNG THỊ THU HÀ, NGUYỄN THU THUỶ, PHẠM MINH CHÂU Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Tắc tĩnh mạch võng mạc (TTMVM) là bệnh nặng trong nhãn khoa. Bệnh có thể có biến chứng nặng nề dẫn đến mù loà. Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là quang đông võng mạc (VM) bằng laser. Bệnh nguyên phức tạp, trong điều kiện nước ta hiện nay việc tìm nguyên nhân khó khăn. Qua nghiên cứu hồi cứu các trường hợp TTMVM được điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú Bệnh viện Mắt Trung ương trong 3 năm (2004 - 2006) gồm 108 bệnh nhân (BN) với 108 mắt, không có sự khác biệt về giới. Tuổi mắc bệnh từ 40 - 59 chiếm 60,3%. - Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TTMTTVM) chiếm 70,4%, tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (TNTMVM) chiếm 29,6%. - TTMTTVM - phù VM chiếm 75,9%, TNTMVM - phù VM chiếm 52,7% - Thị lực cao ở hình thái TNTMVM - phù VM (0,1 - 0,7), thị lực thấp ở hình thái TTMTTVM - thiếu máu VM (0,1 chiếm 61,1%. 2 BN có biến chứng chiếm 1,9%. Phát hiện yếu tố có nguy cơ cao, theo dõi ngoại trú chặt chẽ, điều trị laser kịp thời để phòng biến chứng là vô cùng quan trọng. Tắc tĩnh mạch võng mạc (TTMVM) là một trong những bệnh lý mắt thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi gây giảm thị lực trầm trọng thậm chí có thể mù loà do những biến chứng nặng nề. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là quang đông võng mạc (VM) bằng laser. Bệnh nguyên phức tạp, liên quan đến bệnh lý toàn thân như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường do vậy việc phát hiện có yếu tố nguy cơ đóng vai trò quan trong phòng tránh bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu các trường hợp TTMVM điều trị tại khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú (KBVĐTN) Bệnh viện Mắt Trung ương (2004 - 2006) với mục tiêu: Nhận xét về nguyên nhân, hình thái, đặc 61 điểm lâm sàng, phương pháp và kết quả điều trị, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp nghiên cứu cho thời gian tới. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Từ tháng 1/2004 .