Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Dồn điền đổi thửa là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai. Công tác dồn điền, đổi thửa đã được thực hiện ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Trên địa bàn huyện Thái Thụy công tác này đã được thực hiện từ những năm 2002, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt được như yêu cầu. Đến năm 2011, cùng với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông thôn mới, việc dồn điền đổi thửa tiếp tục được thực hiện trên địa bàn toàn huyện. | ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH Phạm Thanh Quế1 Nguyễn Bá Long1 Nguyễn Thị Kiều Oanh1 TÓM TẮT Dồn điền đổi thửa là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai. Công tác dồn điền, đổi thửa đã được thực hiện ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Trên địa bàn huyện Thái Thụy công tác này đã được thực hiện từ những năm 2002, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt được như yêu cầu. Đến năm 2011, cùng với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông thôn mới, việc dồn điền đổi thửa tiếp tục được thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Sau dồn điền đổi thửa số thửa/hộ giảm từ 4,5 thửa/hộ xuống 1,4 thửa/hộ, diện tích/ thửa tăng từ 463m2 lên 1650m2; hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được quy hoạch đảm bảo các thửa ruộng đều tiếp giáp với trục giao thông; số gia trại sau dồn đổi theo tiêu chí nông thôn mới tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ khóa: Dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất nông nghiệp, đất đai, đất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị định 64/1993/ NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 1993, đã tạo nên động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với quan điểm khi chia ruộng là “có gần, có xa, có xấu, có tốt, có cao, có vàn” nhằm công bằng giữa các hộ dân, gây ra tình trạng ruộng đất manh mún. Có quá nhiều thửa ruộng với diện tích thửa nhỏ gây khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng ruộng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp là cần tích tụ đất đai tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhiều địa phương đã thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa và được người dân đồng tình ủng hộ. Phong trào dồn điền, đổi thửa những năm trước đã có hiệu quả nhất định nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển một vùng sản xuất hàng hóa lớn. Với Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương