Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tập đoàn giống mướp ngọt trồng vụ Xuân - Hè 2014 tại Thừa Thiên Huế
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thí nghiệm được thực hiện vụ Xuân – Hè 2014, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, nhằm tuyển chọn một số giống có triển vọng: Có khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, hợp với thị hiếu người tiêu thụ và thích hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế, đồng thời phát hiện các giống mang tính trạng thơm phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới. | NGHIÊN CỨU TẬP ĐOÀN GIỐNG MƯỚP NGỌT TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Khánh 1 Trương Thị Hồng Hải2 Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện vụ Xuân – Hè 2014, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, nhằm tuyển chọn một số giống có triển vọng: có khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, hợp với thị hiếu người tiêu thụ và thích hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế; đồng thời phát hiện các giống mang tính trạng thơm phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới. Thí nghiệm gồm 13 giống mướp ngọt thu thập từ các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam, trong đó, giống mướp ngọt địa phương Thừa Thiên Huế làm đối chứng (ĐC). Các giống được ký hiệu tương ứng từ MN 1 đến MN 13; được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi giống 20m2, diện tích toàn thí nghiệm 300 m2. Kết quả nghiên cứu đã chọn được 5 giống MN 12, MN 4, MN 9, MN 10 và NM 11 có nhiều ưu điểm nhất: sinh trưởng khỏe, ra hoa, đậu quả cao, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất lí thuyết và năng suất thực thu cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, quả có chất lượng cao, kích thước, màu sắc mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu thụ, thích hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiếp theo tập trung đánh giá các giống có triển vọng và chọn dòng phục vụ công tác chọn tạo giống theo hướng chất lượng cao, năng suất và tính chịu sâu bệnh. Từ khóa: Các giống, chất lượng, mướp ngọt, năng suất, sinh trưởng. 1. Mở đầu Mướp ngọt (Luffa aegyptiaca hoặc Luffa cylindrica) hay còn gọi là mướp hương, mướp gối, mướp ta [1], là loại rau ăn quả được sử dụng phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích. Quả mướp ngọt được sử dụng dưới nhiều hình thức nấu canh, luộc, xào hoặc thái mỏng phơi khô; lá và quả cũng được dùng làm thuốc nam chữa bệnh. Hạt và xơ quả già, là vị thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc trừ giun, sán, hạ sốt [4]. Hiện nay hạt mướp là nguồn nguyên liệu