Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và một số định hướng mới cho giai đoạn 2016-2020
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết đánh giá những tác động của chính sách tài khóa đến cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư và khu vực sản xuất, kinh doanh và đề xuất một số định hướng mới cho giai đoạn 2016 - 2020. | Chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và một số định hướng mới cho giai đoạn 2016-2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG MỚI CHO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Lƣơng Đức Danh1 TÓM TẮT Trong giai đoạn 2011 - 2015, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt chi tiêu, cơ cấu lại các khoản chi, đặc biệt là chi đầu tư công. Trong khi đó, chính sách thuế lại được thực hiện theo hướng miễn, giảm, gia hạn một số sắc thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Bài viết đánh giá những tác động của chính sách tài khóa đến cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư và khu vực sản xuất, kinh doanh và đề xuất một số định hướng mới cho giai đoạn 2016 - 2020. Từ khóa: Chính sách tài khóa 1. MỞ ĐẦU Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, nhiệm vụ tài chính - ngân sách giai đoạn này là hết sức nặng nề. Chính sách tài khóa phải đồng thời thực hiện mục tiêu huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nƣớc, tăng cƣờng tiềm lực tài chính quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phát triển bền vững với mức tăng trƣởng hợp lý, vừa phải giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải có định hƣớng và tầm nhìn chiến lƣợc cho chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Kết quả thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Chính sách tài khóa trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tƣ công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách tài khóa đƣợc điều hành theo hai hƣớng đó là khi nền kinh tế đang ở