Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết trình bày việc xác định thành phần các loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, kết quả cho thấy KBTTN Pu Hu có 37 loài lưỡng cư và bò sát, trong đó: Bò sát có 2 bộ, 13 họ, 25 loài và lưỡng cư có 1 bộ, 4 họ, 12 loài. Do đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm các dẫn liệu về thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở KBTTN Pù Hu. | Thành phần loài lưỡng cư, bò sát khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ, BÕ SÁT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA Nguyễn Kim Tiến11, Hoàng Ngọc Hùng1 Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa có tọa độ 200 22’30’’- 200 40’00’’ vĩ tuyến Bắc, 1040 40’00’’ - 1050 05’00’’ kinh độ Đông là khu vực đại diện cho rừng thƣờng xanh nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Bắc Trƣờng Sơn. Theo Kế hoạch đầu tƣ giai đoạn II (2006-2010) KBTTN có tổng diện tích 23.149,45 ha trong đó, 10.573,72 ha là vùng bảo tồn nghiêm ngặt; 12.253,23 ha là Phân khu phục hồi sinh thái và Phân khu hành chính - dịch vụ (322,5 ha). Địa chất của KBTTN Pù Hu chủ yếu là núi đất xen kẽ với núi đá vôi, thành phần đá mẹ phức tạp. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các con suối ở phía tây, phía bắc và phía đông chảy vào sông Mã và các con suối ở phía nam chảy vào sông Luồng. Khí hậu chia thành hai mùa: mùa mƣa từ tháng 6 – tháng 10 và mùa khô từ tháng 11- tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,1oC; độ ẩm không khí trung bình 86%; tổng lƣợng mƣa trung bình là 1.525mm. KBTTN Pù Hu có hai kiểu rừng chính là rừng thƣờng xanh nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi. Hiện trạng có 40% rừng nguyên sinh ở vùng lõi, 60% rừng thứ sinh ở vùng đệm là rừng phục hồi sau nƣơng rẫy và rừng trồng. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có đánh giá sơ bộ về đa dạng sinh học của Viện Điều tra quy hoach rừng (Đỗ Tƣớc và Lƣu Thị Trãi, 1998) [8]. Theo đó, KBTTN Pu Hu có 37 loài lƣỡng cƣ và bò sát, trong đó: bò sát có 2 bộ, 13 họ, 25 loài và lƣỡng cƣ có 1 bộ, 4 họ, 12 loài. Do đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm các dẫn liệu về thành phần loài và sự phân bố của lƣỡng cƣ, bò sát ở KBTTN Pù Hu. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi đã tiến hành 16 đợt nghiên cứu từ tháng 4/2010-2/2012, 10 đợt phía Nam và Bắc sông Mã: tại xã Trung Lý, Trung .