Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến lũ thiết kế trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Định

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết thực hiện nghiên cứu sử dụng bốn mô hình khí hậu vùng (RCM) đánh giá sự thay đổi dòng chảy đỉnh lũ cho các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Định vì đây là khu vực có sự biến động mạnh mẽ về mưa theo không gian cũng như đang và sẽ có nhiều các công trình hồ chứa hoạt động. | Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến lũ thiết kế trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Định BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LŨ THIẾT KẾ TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG THUỘC TỈNH BÌNH ĐỊNH Trần Thị Tuyết1, Lê Thị Hải Yến1, Ngô Lê An1, Nguyễn Thị Thu Hà1 Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động lớn đến mưa lớn, làm thay đổi độ lớn dòng chảy lũ, đặc biệt là lũ thiết kế. Đã có nhiều các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ thiết kế nhưng chủ yếu mới dừng lại ở một mô hình khí hậu đơn lẻ hoặc chỉ đánh giá cho một vị trí cụ thể. Bài báo thực hiện nghiên cứu sử dụng bốn mô hình khí hậu vùng (RCM) đánh giá sự thay đổi dòng chảy đỉnh lũ cho các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Định vì đây là khu vực có sự biến động mạnh mẽ về mưa theo không gian cũng như đang và sẽ có nhiều các công trình hồ chứa hoạt động. Các phương pháp hiệu chỉnh sai số thống kê được áp dụng nhằm thu được dữ liệu mưa, nhiệt độ mô phỏng trong tương lai phù hợp. Mô hình SWAT được ứng dụng để mô phỏng dòng chảy theo không gian. Kết quả đánh giá sự thay đổi dòng chảy đỉnh lũ theo tần suất và không gian được thể hiện trên bản đồ. Nhìn chung, dòng chảy đỉnh lũ có xu hướng tăng ở đa số vùng thuộc tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2045 với mức tăng từ 2-5%, nhưng cũng có khoảng 30-50% diện tích còn lại có xu hướng dòng chảy đỉnh lũ giảm ở giai đoạn 2060-2085 tuỳ thuộc vào tần suất, điều này thể hiện tính bất định của sự thay đổi dòng chảy đỉnh lũ phụ thuộc vào các kịch bản BĐKH, mô hình khí hậu, tần suất đánh giá Từ khoá: Biến đổi khí hậu, lũ thiết kế, lưu vực sông Bình Định, RCM, SWAT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ* và nnk (2017) đã đánh giá tác động của BĐKH Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm gia tăng nguy đến lượng mưa cực trị thời đoạn ngắn xem xét cơ xảy ra cũng như mức độ lũ lụt do mưa lớn nhiều mô hình khí hậu khác nhau. Tuy nghiên, (IPCC, 2013). Ở Việt Nam, đã có nhiều các kết quả nghiên cứu chỉ đưa ra các kết quả thay nghiên cứu về tác .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.