Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiếng nói tâm linh trong thơ một số tác giả thuộc thế hệ đổi mới

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết trình bày vấn đề tiếng nói tâm linh trong thơ một số tác giả thuộc thế hệ Đổi mới như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Inrasara,. Các tác giả này mô tả, tiếp cận tiếng nói tâm linh như một đối tượng nghệ thuật, một phương tiện sáng tạo để đi sâu vào thế giới bí ẩn của con người. | Tiếng nói tâm linh trong thơ một số tác giả thuộc thế hệ đổi mới P. T. Trịnh / Tiếng nói tâm linh trong thơ một số tác giả thuộc thê hệ Đổi mới TIẾNG NÓI TÂM LINH TRONG THƠ MỘT SỐ TÁC GIẢ THUỘC THẾ HỆ ĐỔI MỚI Phạm Thị Trịnh Trường THCS Âu Lạc, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 21/11/2018, ngày nhận đăng 17/01/2019 Tóm tắt: Bài viết trình bày vấn đề tiếng nói tâm linh trong thơ một số tác giả thuộc thế hệ Đổi mới như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Inrasara,. Các tác giả này mô tả, tiếp cận tiếng nói tâm linh như một đối tượng nghệ thuật, một phương tiện sáng tạo để đi sâu vào thế giới bí ẩn của con người. Đó là một thế giới thiêng liêng, bí ẩn, mơ hồ, đối lập với thế giới thực tại. Khai thác, mô tả tiếng nói tâm linh là cách để các nhà thơ hướng tới chiếm lĩnh sâu sắc hơn đời sống tinh thần, tư tưởng, nội tâm của con người hiện đại. Cảm hứng sáng tạo về tiếng nói tâm linh cũng đã góp phần tạo nên những thay đổi rất đáng chú ý trên phương diện hình thức thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới, từ kết cấu, đến ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Thế hệ Đổi mới” là một thuật ngữ mang tính quy ước, nhằm chỉ thế hệ nhà thơ Việt Nam xuất hiện và thành danh chủ yếu vào thời kỳ Đổi mới (sau 1986). Về độ tuổi, họ chủ yếu thuộc thế hệ 5X, 6X. Các sáng tác của họ thể hiện một quan niệm và thi pháp sáng tạo mới, có nhiều điểm khác biệt so với thế hệ chống Mỹ trước đó. Đó là một thế hệ hội tụ khá nhiều cá tính nghệ thuật độc đáo như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Inrasara,. Trong thơ của các tác giả này, tiếng nói tâm linh đã trở thành một phương diện thẩm mĩ nổi bật và hết sức đáng chú ý. Họ mô tả, tiếp cận tiếng nói tâm linh vừa như một đối tượng, vừa như một phương tiện sáng tạo để đi sâu vào thế giới bí ẩn của con người. Đó là một thế giới thiêng liêng, bí ẩn, mơ hồ. Khai thác, mô tả tiếng nói

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.