Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các mạch dao động điều hoà dùng thạch anh
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tài liệu tham khảo Các mạch dao động điều hoà dùng thạch anh | Bài 10: Các mạch dao động điều hoà dùng thạch anh A. Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Vẽ được sơ đồ nguyên lý, nêu tác dụng linh kiện và giải thích được nguyên lý làm việc của mạch . - Lắp ráp và cân chỉnh được mạch điện đảm đúng quy trình. B. Nội dung của bài: 4. Bộ tạo dao động dùng thạch anh với tần số cộng hưởng nối tiếp a. Mạch điện. b. Tác dụng của các linh kiện. L1, C1: Khung cộng hưởng L2 : hồi tiếp R1,R2: Định thiên phân áp cho Q R3 : Ổn định nhiệt C2, CF: Hồi tiếp dương C3: Tụ lọc nguồn . c. Nguyên lý làm việc. Khi được cấp nguồn mạch dao động với tần số cộng hưởng riêng của khung C1, L1 . Trong khung cộng hưởng có dao động, với tần số cộng hưởng đúng bằng tần số cộng hưởng nối tiếp của thạch anh, trở kháng của thạch anh nhỏ, thành phần hồi tiếp dương về cực B lớn. Như vậy mạch tạo được dao động, tần số dao động của mạch chính là tần số cộng hưởng nối tiếp của thạch anh. d. Tần số dao động của mạch. Tần số dao động của mạch chính là tần số cộng hưởng nối tiếp của thạch anh, tần số này làm việc theo sự ổn định của thạch anh. Fdđ = Fq 5. Lắp ráp và cân chỉnh mạch dao động dùng thạch anh với tần số cộng hưởng nối tiếp a. Sơ đồ mạch b. Chuẩn bị vật liệu linh kiện, dụng cụ và thiết bị, . Chuẩn bị vật liệu, linh kiện: - Vật liệu: Thiếc, nhựa thông, cáp điện thoại, mạch in. - Linh kiện: Chọn thông số các linh kiện theo sơ đồ mạch đã cho. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị: Dụng cụ Thiết bị Mỏ hàn, Etô Panh kẹp Kìm cắt, kìm uốn Dao con, kéo Đồng hồ vạn năng Máy hiện sóng 60MHz Bộ nguồn chân đế đa năng b. Quy trình lắp ráp và cân chỉnh.(Giáo viên làm mẫu theo trình tự, phân tích cho học sinh hiểu) Stt Các buớc công việc Dụng cụ, thiết bị Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật 1 Kiểm tra Linh kiện ĐHVN Bo mạch Pank kẹp Kìm, kéo Dao con - Kiểm tra chất lượng và xác định cực tính linh kiện - Vệ sinh linh kiện. - Đo sự liên kết của mạch in - Xác định vị trí đặt linh kiện, điểm đo, cấp nguồn. - Uốn nắn chân linh kiện cho phù hợp với vị trí lắp ráp. - Xác định được chất lượng linh kiện - Ngay ngắn sáng bóng - Đảm bảo thuận lợi cho thao tác cân chỉnh mạch. - Chân linh kiện không được uốn sát vào thân dễ bị đứt ngậm bên trong. 2 Lắp ráp mạch Mỏ hàn ĐHVN Bo mạch Pank kẹp Kìm, kéo - Gá lắp các linh kiện : Q, R1, R2, R3; C2, CF; C1, L1; C3; Máy biến áp - Đấu dây cấp nguồn. - Lắp ráp đúng cực tính, giá trị của linh kiện. - Mối hàn đảm bảo tiếp xúc, bóng đẹp. 3 Kiểm tra nguội Mỏ hàn ĐHVN Bo mạch Pank kẹp Kìm, kéo - Quan sát vị trí các linh kiện ngay ngắn, đúng vị trí. - Mối hàn, tiếp xúc của linh kiện với mạch, dây dẫn . - Đúng vị trí, giá trị. - Sáng bóng , tiếp xúc tốt Cấp nguồn, đo thông số của mạch ĐHVN Máy hiện sóng Bo mạch - Đo điện áp vào, ra của mạch - Quan sát dạng tín hiệu ra. - Uv = (9-12)Vdc; Ur = (16-20)Vac - Tín hiệu dạng Sin tuần hoàn 4 Cân chỉnh mạch Mỏ hàn ĐHVN Bo mạch Pank kẹp Kìm, kéo - Thay thế giá trị của C1 cho phù hợp với L1, hoặc C2. - Thay R3 tăng lên 1,5k - Đảm bảo mạch hoạt động đúng – tín hiệu chuẩn. Câu hỏi bài tập về nhà: Hãy thiết kế và lắp ráp mạch dao động dùng thạch anh với tần số cộng hưởng nối tiếp trên Projec board?