Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát huy truyền thống, tích cực đổi mới hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác đào tạo
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu khoa học và đào tạo là hai nhiệm vụ chính trị xuyên suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Viện KH-CN quân sự trong 55 năm qua. Phát huy truyền thống và các thành tựu đã đạt được, những năm gần đây Viện KHCN quân sự đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của quân đội, mạnh của quốc gia. Một số sự kiện quan trọng, những kết quả cơ bản và các định hướng trong công tác đào tạo của Viện được phân tích và trao đổi trong bài báo này. | Phát huy truyền thống, tích cực đổi mới hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác đào tạo Những vấn đề chung PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, TÍCH CỰC ĐỔI MỚI HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Nguyễn Trang Minh*, Trần Đức Thuận Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học và đào tạo là hai nhiệm vụ chính trị xuyên suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Viện KH-CN quân sự trong 55 năm qua. Phát huy truyền thống và các thành tựu đã đạt được, những năm gần đây Viện KH- CN quân sự đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của quân đội, mạnh của quốc gia. Một số sự kiện quan trọng, những kết quả cơ bản và các định hướng trong công tác đào tạo của Viện được phân tích và trao đổi trong bài báo này. Từ khóa: Đào tạo tiến sĩ, Đổi mới đào tạo, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. 1. MỞ ĐẦU Ngay từ khi được thành lập, Cục Nghiên cứu kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự ngày nay) đã được giao nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo. Theo Quyết định số 470/QP ngày 12 tháng 10 năm 1960 của Đại tướng Võ nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ của Cục Nghiên cứu kỹ thuật gồm: “1. Nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật ( nghiên cứu khai thác sử dụng, thiết kế chế tạo vũ khí trang bị); 2. Giúp Bộ chỉ đạo công tác nghiên cứu kỹ thuật của các binh chủng và đơn vị trong toàn quân; 3. Tổ chức phổ biến khoa học kỹ thuật và tham gia hướng dẫn nội dung kỹ thuật cho các cuộc vận động rèn luyện cải tiến kỹ thuật trong quân đội” [3]. Ngay trong những năm 1961-1962, để phục vụ cho yêu cầu chiến đấu của chiến trường, Cục Nghiên cứu kỹ thuật đã tổ chức biên dịch, biên soạn hàng nghìn trang tài liệu chuyên môn, xuất bản bốn đầu sách khoa học kỹ thuật, mở nhiều lớp tập huấn, giảng dạy về chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật trong toàn quân [4]. Các lĩnh vực chuyên môn được giảng dạy gồm: vũ khí trang bị kỹ thuật hải quân, khí tài trinh sát hóa học,