Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công, giải nghĩa tiếng Việt sao cho đúng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công vừa ra đời đã thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo bạn đọc. Nhìn chung đây là một công trình khảo cứu công phu, có giá trị khoa học, nhưng vẫn còn một đôi chỗ cần được trao đổi, góp ý với tác giả. Bài viết này trao đổi ý kiến về một số nội dung của cuốn sách nói trên với hy vọng nếu được tái bản, chất lượng của nó sẽ còn tốt hơn. | Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công, giải nghĩa tiếng Việt sao cho đúng Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 127 TRAO ĐỔI TỪ NGUYỄN LÂN ĐẾN HOÀNG TUẤN CÔNG, GIẢI NGHĨA TIẾNG VIỆT SAO CHO ĐÚNG! Phạm Võ Thanh Hà* Cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công (HTC), từ đây gọi tắt là sách HTC (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017) thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo bạn đọc, cũng như những ai quan tâm đến văn học, ngôn ngữ nước nhà từ khi nó còn “phôi thai” dưới dạng các bài viết nhiều kỳ trên trang điện tử cá nhân, nhật ký online của tác giả. Không ai có thể phủ nhận sự công phu, giá trị khoa học của phần lớn nội dung cuốn sách. Sở dĩ chúng tôi dùng chữ “phần lớn nội dung” bởi đây đó vẫn còn những chỗ, những đoạn cần được trao đổi. Đã đành Nguyễn Lân (NL) sai song không vì thế mà chúng ta không góp ý với HTC để cuốn sách của anh ngày càng hoàn thiện. Nguyễn Lân sai nhưng không có nghĩa Hoàng Tuấn Công hoàn toàn đúng! 1. Hãy bắt đầu từ cái mà NL gọi là “tục ngữ”: Ngâu tháng bảy. Rõ ràng, NL đã thiếu chuẩn xác khi cho rằng cụm từ ấy “nói những cơn mưa rào tháng bảy”. Còn HTC đúng qua khẳng định: “Ngâu tháng bảy không phải tục ngữ, cũng chẳng phải thành ngữ” và “mưa Ngâu là mưa dầm dề, dai dẳng chứ không phải mưa rào, ào ào rồi tạnh ngay”. Tuy nhiên, người viết e rằng HTC đã sai khi gọi “Ngâu tháng bảy” là “tên một tiết khí trong năm” (tr.33). Về “Tiết khí”, theo hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi thì lịch một số quốc gia phương Đông được chia thành 24 tiết khí: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Trong 24 tiết khí này có 8 tiết quan trọng là thời điểm bắt đầu (Lập hạ, Lập thu, Lập đông, Lập xuân) và giữa (Hạ chí, Thu phân, Đông chí, Xuân phân) của 4 mùa - không hề có