Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hoan Nam sứ giả Nguyễn đề xướng họa cùng sứ thần Triều Tiên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong lịch sử bang giao của Việt Nam đối với các lân bang, từ xưa, các sứ thần nước ta đã có truyền thống giao hảo với các sứ thần Triều Tiên mặc dù giữa hai nước do khoảng cách địa lý khá xa, giao thông đi lại khó khăn nên chưa từng có điều kiện đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nhau. Vì vậy, giao tình giữa các sứ thần Việt Nam với các sứ thần Triều Tiên chỉ xảy ra trên đất Trung Hoa, nhân các cuộc đi sứ đến thiên triều. | Hoan Nam sứ giả Nguyễn đề xướng họa cùng sứ thần Triều Tiên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 67 VĂN HÓA - LỊCH SỬ HOAN NAM SỨ GIẢ NGUYỄN ĐỀ XƯỚNG HỌA CÙNG SỨ THẦN TRIỀU TIÊN Phạm Quang Ái* 1. Trong lịch sử bang giao của Việt Nam đối với các lân bang, từ xưa, các sứ thần nước ta đã có truyền thống giao hảo với các sứ thần Triều Tiên mặc dù giữa hai nước do khoảng cách địa lý khá xa, giao thông đi lại khó khăn nên chưa từng có điều kiện đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nhau. Vì vậy, giao tình giữa các sứ thần Việt Nam với các sứ thần Triều Tiên chỉ xảy ra trên đất Trung Hoa, nhân các cuộc đi sứ đến thiên triều. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, “ cuộc gặp gỡ đích thực đầu tiên giữa sứ thần hai dân tộc, cũng là lần đầu tiên người Việt Nam biết đến văn học Korea là vào khoảng giữa thế kỷ XV. Đó là cuộc gặp gỡ giữa sứ thần Joseon Từ Cư Chính và sứ thần An Nam Lương Như Hộc. Hai ông đã có xướng họa, tặng thơ cho nhau.”(1) Tính từ cuộc giao lưu mở đầu này cho đến cuộc giao lưu cuối cùng của Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) với các sứ thần Triều Tiên là Triệu Bỉnh Cảo, Kim Hữu Uyên, Nam Đình Thuận vào năm 1868, thì trong thời trung đại, các sứ thần hai nước Việt - Triều đã có 13 cuộc giao lưu với nhau và có để lại bằng chứng thơ văn trong thư tịch.(2),(3) Trong đó, riêng thế kỷ XV, có 3 cuộc. Trong 13 lần “bang giao hảo thoại” trên, Hoan Nam sứ giả Nguyễn Đề (1761 - 1805), trong hai lần được triều đình Tây Sơn cử đi sứ sang nhà Thanh (1789 và 1795) đã có sự tiếp xúc thân tình với hai sứ thần Triều Tiên là Phó sứ Lễ tào Phán thư Lý Nguyên Hanh và Phó sứ Lại tào Phán thư, Nội các Học sĩ Từ Hữu Phòng. Trong cuộc giao lưu này, họ đã có 9 bài thơ xướng họa với nhau. 2. Theo Hoan Châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phổ, Nguyễn Đề (阮提), vốn tên là Nễ (伱), tự Nhất Quế (一桂), hiệu Quế Hiên (桂軒), sau đổi tên là Đề (提), tự Tiến Phủ (進甫), hiệu Tỉnh Hiên (省軒), biệt hiệu là Văn Thôn cư sĩ (文村居士). Ông là con trai thứ sáu