Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Từ sông An Cựu đến sông Lợi Nông: Một điểm son trong công tác thủy lợi triều Nguyễn
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong số các con sông ở khu vực Huế và phụ cận, sông An Cựu có một lịch sử hình thành và phát triển hết sức đặc biệt, ngay cả tên gọi của dòng sông với 12 cái tên cũng là một hiện tượng vô cùng hy hữu. Không những thế, từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức, các vua đầu triều Nguyễn thường xuyên thể hiện sự quan tâm chăm lo công tác thủy lợi và gắn bó mật thiết với con sông, cả trong sản xuất và sinh hoạt đời sống, suốt thời gian trị vì của mình. | Từ sông An Cựu đến sông Lợi Nông: Một điểm son trong công tác thủy lợi triều Nguyễn Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 59 TỪ SÔNG AN CỰU ĐẾN SÔNG LỢI NÔNG: MỘT ĐIỂM SON TRONG CÔNG TÁC THỦY LỢI TRIỀU NGUYỄN Nguyễn Quang Trung Tiến* Trong số các con sông ở khu vực Huế và phụ cận, sông An Cựu có một lịch sử hình thành và phát triển hết sức đặc biệt, ngay cả tên gọi của dòng sông với 12 cái tên cũng là một hiện tượng vô cùng hy hữu.(1) Không những thế, từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức, các vua đầu triều Nguyễn thường xuyên thể hiện sự quan tâm chăm lo công tác thủy lợi và gắn bó mật thiết với con sông, cả trong sản xuất và sinh hoạt đời sống, suốt thời gian trị vì của mình. Vua Gia Long là người khởi đầu mối duyên nợ với sông An Cựu vào năm 1814, khi nhà vua dùng thuyền ngự xuôi dòng về phía đông nam đến làng Thanh Thủy ở huyện Hương Thủy. Sử biên niên triều Nguyễn chép rằng: “Giáp Tuất, Gia Long năm thứ 13 [1814], tháng 4, vét sông An Cựu [tức là sông Lợi Nông về sau], ở bờ phía nam Sông Hương dọc đến xã Thần Phù giáp phá Hà Trung”. Ảnh 1: Sông An Cựu [Phủ-Cam] trên bản đồ của Pháp vào thế kỷ XIX. (Nguồn: Lucien Lanier (1893), L’Asie: Choix de Lectures de Géographie - 2e Édition revue et corrigée, Belin Frères, Paris, p. 448). * Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 60 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 “Vua đến Thanh Tuyền [tên xã, tức làng Thanh Thủy về sau], trải xem hình thế, vời các phụ lão đến dụ bảo về công việc vét sông. Phụ lão thưa rằng: “Đời xưa có ngòi lạch để phòng nắng lụt mà chứa lại hay tháo đi. Nay khai sông này, thực lợi cho nông dân lắm”. Bèn sai dinh thần Quảng Đức(2) xem đo đường sông mà khai vét. Lại ở xã Thần Phù xây 1 cái cống có cánh cửa để ngăn nước mặn, bắt 1vạn 3 nghìn người quân và dân làm, chi tiền là 130.400 quan, gạo cũng ngang thế. Do đấy nước sông lưu thông, dân đều tiện lợi”.(3) Đoạn sông An Cựu được khơi vét tính “từ bờ nam .