Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Xuất khẩu hàng hoá sức lao động của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Luận án với mục tiêu Làm rõ các vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động, vận dụng lý luận này vào tổng kết, đánh giá thực tiễn hoạt động Xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động khi Việt Nam hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn về kinh tế với khu vực và thế giới trong những năm tới. | Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Xuất khẩu hàng hoá sức lao động của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯU VĂN HƯNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Công trình đã được hoàn thành tại: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Đình Kháng 2. TS Nguyễn Minh Quang Phản biện 1: GS, TS Phạm Quang Phan Phản biện 2: PGS, TS Nguyễn Tiệp Phản biện 3: PGS, TS Vũ Quang Thọ Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vào hồi 14 giờ 00 ngày 23 tháng 6 năm 2010. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa sức lao động (XKHHSLĐ), gọi tắt là xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, XKLĐ dưới hình thức đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hoạt động phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhằm mở rộng và phát triển thị trường sức lao động, phù hợp với yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Việt Nam. Đây cũng là sự tất yếu phù hợp với xu thế HNKTQT và tự do hóa kinh tế trong đó có sự tự do di chuyển của lao động trên phạm vi toàn cầu hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên WTO. XKLĐ trở thành một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho NLĐ, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.