Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong cuộc sống, khi xuất hiện những thay đổi (nằm viện, phẫu thuật và sự hỗ trợ xã hội) sẽ tạo nên sự lo âu. Có rất ít thông tin nghiên cứu các yếu tố liên quan của lo âu trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tiết niệu trong khu vực nghiên cứu. Mục tiêu: Xác định mức độ lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật và các vấn đề hỗ trợ từ xã hội. | Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT Nguyễn Tấn Việt*, Elizabeth Esterl**, Trần Thiện Trung*** TÓM TẮT Đại cương: Trong cuộc sống, khi xuất hiện những thay đổi (nằm viện, phẫu thuật và sự hỗ trợ xã hội) sẽ tạo nên sự lo âu. Có rất ít thông tin nghiên cứu các yếu tố liên quan của lo âu trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tiết niệu trong khu vực nghiên cứu. Mục tiêu: Xác định mức độ lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật và các vấn đề hỗ trợ từ xã hội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,đã tiến hành tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 96 người bệnh từ 18 tuổi trở lên trước phẫu thuật được phỏng vấn trực tiếp trong thời gian từ 11/2017 - 6/2018. Sử dụng bộ công cụ HAD-A và MDSS để đánh giá tình trạng lo âu và hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu lo âu trước khi thực hiện phẫu thuật là 16,7%. Điểm hỗ trợ từ gia đình trung bình là 13,2 ± 3,2 điểm. Điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế trung bình là 9,4 ± 2,7. Nguyên nhân dẫn đến lo âu của người bệnh trước khi phẫu thuật chủ yếu là: sợ biến chứng 51%, sợ đau sau phẫu thuật 47,9% và lo sợ do thời gian chờ đợi phẫu thuật lâu 46,9%. Điểm số hỗ trợ từ gia đình của nhóm không lo âu cao hơn nhóm có lo âu. Cụ thể, nếu điểm hỗ trợ từ gia đình tăng lên 1 điểm thì tỷ lệ lo âu giảm 11% (PR = 0,89, KTC 95%: 0,81 – 0,97), p = 0,008. Những bệnh nhân nhận được tư vấn chung từ nhân viên y tế có tỷ lệ lo âu thấp hơn nhóm không nhận được tư vấn (PR hiệu chỉnh là 0,27 KTC 95%: 0,12 – 0,62; p = 0,002). Kết luận: Trong nghiên cứu này, mức độ lo âu của người bệnh là 16,7%. Mối quan tâm từ gia đình trung bình là 13,2 ± 3,2 điểm, điểm hỗ trợ từ nhân viên y tế trung bình là 9,4 ± 2,7. Các yếu tố cho thấy để giảm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.