Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thích nghi giải phẫu và sinh lý của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigh.) với độ mặn khác nhau ở giai đoạn vườn ươm
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigh.) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn, có tên trong sách đỏ Việt Nam (1996). Loài này đã được tìm thấy vào năm 2005 ở Tiểu khu 7, Tiểu khu 14, huyện Cần Giờ với những cây cao 8 – 10 m, đường kính 10 – 15 cm cùng với một số cây con tái sinh trong tự nhiên. Tuy nhiên các cây con này có tốc độ tăng trưởng chậm và tỉ lệ sống rất thấp, vì thế việc gieo ươm cây Cóc đỏ trong vườn ươm và nghiên cứu các điều kiện sinh thái cần thiết cho sự sinh trưởng của cây là rất quan trọng. Trong đó, độ mặn là nhân tố không thể thiếu đối với cây rừng ngập mặn. | Nghiên cứu đặc điểm thích nghi giải phẫu và sinh lý của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigh.) với độ mặn khác nhau ở giai đoạn vườn ươm Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Quách Văn Toàn Em NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA LOÀI CÂY CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (JACK) VOIGH.) VỚI ĐỘ MẶN KHÁC NHAU Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM Quách Văn Toàn Em1 1. Mở đầu Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigh.) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn, có tên trong sách đỏ Việt Nam (1996). Loài này đã được tìm thấy vào năm 2005 ở Tiểu khu 7, Tiểu khu 14, huyện Cần Giờ với những cây cao 8 – 10 m, đường kính 10 – 15 cm cùng với một số cây con tái sinh trong tự nhiên. Tuy nhiên các cây con này có tốc độ tăng trưởng chậm và tỉ lệ sống rất thấp, vì thế việc gieo ươm cây Cóc đỏ trong vườn ươm và nghiên cứu các điều kiện sinh thái cần thiết cho sự sinh trưởng của cây là rất quan trọng. Trong đó, độ mặn là nhân tố không thể thiếu đối với cây rừng ngập mặn. 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm - thời gian nghiên cứu, bố trí thí nghiệm 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ - TP. HCM. Các thí nghiệm được trồng trong vườn ươm có mái che với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tự nhiên của nơi trồng cây. Cây Cóc đỏ con có 4 lá đầu tiên được trồng trong túi bầu có kích thước 10cm x 20cm. Thời gian từ tháng 07 năm 2006 đến tháng 06 năm 2007. 2.1.2. Bố trí thí nghiệm Các cây con Cóc đỏ có 4-6 lá (lấy từ vườm ươm của Ban Quản lí Rừng phòng hộ Cần Giờ) được bố trí thành 5 lô, mỗi lô có 40 cây. Chúng tôi tiến hành tác động lên sự sinh trưởng của cây con ở 5 độ mặn khác nhau: 0%, 25%, 50%, 75%, 100% độ mặn nước biển (ĐMNB). Các lô thí nghiệm được che mưa (che phủ khi trời mưa) và che bớt nắng (khoảng 50%). 2.1.3. Pha chế dung dịch dinh dưỡng Dung dịch dinh dưỡng được pha theo công thức của tác giả Kimura’B và cộng sự (1989) đưa ra