Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Một số giải pháp chăn nuôi và quản lý chăn nuôi bò thịt đã được xác định trong dự án của ACIAR LPS/2008/049 mặc dù mỗi kỹ thuật quản lý chăn nuôi này đều có chi phí cơ hội. Phân tích chi phí-lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật quản lý thức ăn chăn nuôi mới đã được tiến hành để đánh giá tiềm năng áp dụng của các biện pháp đó. | Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1, Bùi Văn Quang1, Stephen Ives2 Cơ quan 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2 Đại học Tasmania, Australia Tác giả đại diện NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN cuongtranthe@gmail.com Từ khóa Sản xuất bò thịt, phân tích chi phí lợi ích, thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua, động lực kinh tế Giới thiệu Vùng miền núi Tây Bắc vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của Việt Nam với 80% số hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động nông 135 nghiệp và lâm nghiệp (Trần và cộng sự, 2010). Mặc dù chăn nuôi bò thịt là một phần quan trọng của hệ thống canh tác và có thể đóng vai trò giảm nghèo nhưng sản xuất vẫn còn manh mún và quy mô nhỏ lẻ, và hầu hết gia súc chăn được chăn thả trên các bãi chăn thả chung. Nhiều nông hộ nhỏ nuôi bò thịt để xây dựng cơ nghiệp và coi bò thịt như tài sản để bán khi cần tiền, chứ không coi đây là một hoạt động sản xuất để tạo thu nhập (Dương và cộng sự, 2014). Một số giải pháp chăn nuôi và quản lý chăn nuôi bò thịt đã được xác định trong dự án của ACIAR LPS/2008/049 mặc dù mỗi kỹ thuật quản lý chăn nuôi này đều có chi phí cơ hội. Phân tích chi phí-lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật quản lý thức ăn chăn nuôi mới đã được tiến hành để đánh giá tiềm năng áp dụng của các biện pháp đó. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Một cuộc khảo sát những nông dân chăn nuôi bò thịt đã được tiến hành tại các điểm nghiên cứu của dự án, các xã Long Hẹ (Nông Cốc), Tỏa Tình (Hua Sạ A), Quài Cang (Khá), Quài Nưa (Thẳm và Quang Vinh) ở Điện Biên và Sơn La. Cuộc khảo sát bao gồm cả những nông dân tham gia vào các Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững hoạt động của dự án thử nghiệm và những nông dân không tham gia vào dự án. Chi phí và lợi ích dự kiến

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.