Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mô hình và giải pháp đào tạo nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa (ICC) trong giảng dạy ngoại ngữ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tập trung tìm hiểu và phân tích những mô hình giảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa đang được áp dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho người học ngoại ngữ. | Mô hình và giải pháp đào tạo nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa (ICC) trong giảng dạy ngoại ngữ TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 147 MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA (ICC) TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ Trịnh Phan Thị Phong Lan1, Vũ Thanh Hương2 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Trường Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải Tóm tắt:Việc đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ ngày càng nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Hầu hết các học giả đều xuất phát từ những góc độ khác nhau, nội dung nghiên cứu cũng mang tính đa dạng, trong đó phần lớn quan tâm đến các mô hình giảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa và đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa cho giáo viên dạy ngoại ngữ. Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tập trung tìm hiểu và phân tích những mô hình giảng dạy ngoại ngữ đào tạo năng lực giao tiếp liên văn hóa đang được áp dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho người học ngoại ngữ. Từ khóa: Năng lực giao tiếp liên văn hóa; mô hình; ngoại ngữ; dạy học; giải pháp. Nhận bài ngày 17.6.2018; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.7.2018 Liên hệ tác giả: Trịnh Phan Thị Phong Lan; Email: tptplan@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, để đối diện với những thách thức mang tính toàn cầu hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, một trong những nội dung đổi mới giảng dạy ngoại ngữ đòi hỏi học sinh phải có năng lực giao tiếp liên văn hóa nhất định. Byram (1997) là người có vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu năng lực giao tiếp liên văn hóa. Ông cho rằng năng lực giao tiếp liên văn hóa được tạo nên trên nền tảng nhận thức, thái độ và hành vi. Mô hình giao tiếp liên văn hóa mà Byram đã lập ra bao gồm nhóm kiến thức, nhóm kỹ năng, nhóm thái độ và nhóm tư duy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.