Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bút kí là một thể loại kí văn học ghi lại sự việc, con người, cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe nhưng bút kí không chỉ phản ánh những sự kiện khách quan mà có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng và nhất là cảm xúc, do đó bút kí có chất trữ tình. Tuy nhiên, tùy theo phong cách của từng tác giả mà yếu tố trữ tình đó có thể là đậm đặc, xuyên suốt hay điểm xuyết giữa những yếu tố thuyết minh, tự sự, nghị luận. | Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đề bài: Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài làm Bút kí là một thể loại kí văn học ghi lại sự việc, con người, cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe nhưng bút kí không chỉ phản ánh những sự kiện khách quan mà có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng và nhất là cảm xúc, do đó bút kí có chất trữ tình. Tuy nhiên, tùy theo phong cách của từng tác giả mà yếu tố trữ tình đó có thể là đậm đặc, xuyên suốt hay điểm xuyết giữa những yếu tố thuyết minh, tự sự, nghị luận. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hóa lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả và thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ. Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiều yếu tố cảm xúc, cái đẹp, trí tưởng tượng, tính chất của cuộc sống và nhạc điệu của ngôn ngữ. Khó có thể tách các yếu tố này khỏi nhau bởi nó hòa quyện với nhau, trong từng hình ảnh, từ ngữ, câu văn, đoạn văn. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu say đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính và thơ mộng. Đoạn mở đầu với những khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm xúc về một vùng đất có vẻ đẹp sâu lắng (thanh khiết, cổ kính, có tác dụng như một khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca thơ mộng). Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh túy về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp với những từ ngữ gợi cảm, diễn tả tình yêu say đắm của con người với dòng sông "Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại". "Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông như đã chế ngự bản năng ở .