Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải pháp khôi phục, phát triển vườn nhà phục vụ cải thiện vi khí hậu ở phường Tây Lộc, thành phố Huế
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết đề xuất một số giải pháp mang tính cấp bách cần được thực hiện, đó là: Tổ chức không gian đô thị hợp lí dựa trên các chỉ số về sinh khối cây xanh; Ứng dụng khoa học công nghệ vào việc xây dựng, phát triển vườn nhà; Tổ chức không gian nhà vườn hợp lí; Hành chính, pháp luật; Vận động, tuyên truyền. | Giải pháp khôi phục, phát triển vườn nhà phục vụ cải thiện vi khí hậu ở phường Tây Lộc, thành phố Huế GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN VƯỜN NHÀ PHỤC VỤ CẢI THIỆN VI KHÍ HẬU Ở PHƯỜNG TÂY LỘC, THÀNH PHỐ HUẾ LÊ PHÚC CHI LĂNG Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Vườn nhà truyền thống với cấu trúc đặc thù ở phường Tây Lộc có tác dụng lớn trong cải thiện vi khí hậu nhưng đang bị mai một. Do vậy, để giữ vững và nâng cao hơn nữa khả năng đó của vườn nhà, bài báo đề xuất một số giải pháp mang tính cấp bách cần được thực hiện, đó là: Tổ chức không gian đô thị hợp lí dựa trên các chỉ số về sinh khối cây xanh; Ứng dụng khoa học công nghệ vào việc xây dựng, phát triển vườn nhà; Tổ chức không gian nhà vườn hợp lí; Hành chính, pháp luật; Vận động, tuyên truyền. Từ khóa: Vườn nhà, cải thiện, vi khí hậu, tuyên truyền. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi khí hậu tập trung giải quyết 4 điều kiện: tiện nghi nhiệt, tiện nghi âm thanh, tiện nghi ánh sáng và chất lượng không khí để tạo ra môi trường sống, sinh hoạt, sản xuất tốt nhất cho con người. Các điều kiện đó đều có liên quan chặt chẽ với lớp phủ thực vật. Vườn nhà truyền thống ở phường Tây Lộc có cấu trúc lớp phủ thực vật đặc trưng nên có khả năng lớn trong cải thiện vi khí hậu. Trước năm 1975, trên địa bàn có hàng trăm vườn nhà truyền thống, tuy nhiên hiện nay chỉ còn khoảng trên dưới 30 vườn nhà các dạng và đang có xu hướng biến đổi thiếu tích cực (làm giảm sút khả năng cải thiện vi khí hậu). Đó là:(i) Số lượng vườn nhà truyền thống ngày càng giảm và đang có nguy cơ bị biến đổi. Hệ thống cây xanh lâu năm trong các vườn này ngày càng già cỗi, ít được chú trọng để thay thế; (ii) Nhiều vườn nhà có cấu trúc vườn đã bị biến đổi theo hướng giảm độ che phủ, số lượng tầng tán, chủng loại thực vật: Vườn bị chia nhỏ, diện tích xây dựng trong vườn tăng lên, kiến trúc truyền thống như nhà rường, nhà 3 gian 2 chái, nền đất trong vườn, sân phơi trước nhà được thay thế bởi nhà cao tầng, .