Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Gãy xương hàm mặt và đội mũ bảo hiểm ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết xác định nguyên nhân, đặc điểm vị trí gãy xương hàm mặt ở trẻ em. Tìm hiểu thực trạng đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và so sánh mức độ nghiêm trọng về gãy xương hàm mặt giữa nhóm có đội mũ bảo hiểm và nhóm không đội mũ bảo hiểm tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1. | Gãy xương hàm mặt và đội mũ bảo hiểm ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học GÃY XƯƠNG HÀM MẶT VÀ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Tạ Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Văn Đẩu* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định nguyên nhân, đặc điểm vị trí gãy xương hàm mặt ở trẻ em. Tìm hiểu thực trạng đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và so sánh mức độ nghiêm trọng về gãy xương hàm mặt giữa nhóm có đội mũ bảo hiểm và nhóm không đội mũ bảo hiểm tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca, tất cả các bệnh nhi dưới 16 tuổi có chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng gãy xương vùng hàm mặt nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ 1/1/2019 đến 31/05/2019. Kết quả: Ghi nhận 24 trường hợp gãy xương hàm mặt, tuổi trung bình là 10,1 tuổi. Tỉ lệ Nam: Nữ là 2:1. Trong đó có 22 trường hợp do tai nạn giao thông (chiếm 91,6%). Và chỉ có 5 trường hợp đội mũ bảo hiểm (chiếm 26,3%), trong đó có 13 trường hợp gãy xương tầng mặt giữa, 8 trường hợp gãy xương hàm dưới, 3 trường hợp gãy xương kết hợp.Vị trí gãy xương thường gặp là gãy tầng mặt giữa. Và không có sự khác biệt nhiều về mức độ nghiêm trọng gãy xương hàm mặt giữa nhóm có đội mũ bảo hiểm và nhóm không đội mũ bảo hiểm. Kết luận: Tỉ lệ gãy xương hàm mặt ở trẻ em ngày càng gia tăng đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông và vị trí gãy xương thường gặp là gãy tầng mặt giữa. Vấn đề đội mũ bảo hiểm cho trẻ chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức và loại mũ bảo hiểm chúng ta đang sử dụng đa số là loại mũ bảo hiểm hở mặt, chỉ có tác dụng che chắn vùng đầu không có tác dụng bảo vệ vùng hàm mặt. Do đó, nên ban hành luật sử dụng mũ bảo hiểm bắt buộc cho trẻ và cần có loại mũ bảo hiểm phù hợp hơn để thay thế. Từ khóa: gãy xương hàm mặt, vai trò của mũ bảo hiểm ABSTRACT MAXILLOFACIAL FRACTURE AND HELMET FOR MAXILLOFACIAL REGION IN CHILDREN AT THE CHILDREN HOSPITAL 1 Ta Thi .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.