Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 2: Bộ máy phát âm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tài liệu tìm hiểu về các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm bao gồm: bộ phận cung cấp làn hơi; bộ phận phát thanh; bộ phận truyền tăng âm; bộ phận phát âm (nhả chữ); bộ phận dội âm (cộng minh). tài liệu để nắm chi tiết nội dung. | Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 2: Bộ máy phát âm Luyen Thanh Page 1 of 6 BÀI II BỘ MÁY PHÁT ÂM Tiếng hát cũng như tiếng nói, được tạo ra do hoạt động phối hợp rất chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau làm thành bộ máy phát âm. Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm gồm : 1. Bộ phận cung cấp làn hơi 2. Bộ phận phát thanh 3. Bộ phận truyền tăng âm 4. Bộ phận phát âm (nhả chữ) 5. Bộ phận dội âm (cộng minh) I. BỘ PHẬN CUNG CẤP LÀN HƠI : Bao gồm hai lá phổi, được sự tác động của các cơ ngực, sườn, cơ hoành cách mô, cơ bụng (hình 1). 1. Phổi gồm những tế bào xốp, có độ co giãn lớn, tạo thành bỡi những túi nhỏ, các túi này giãn ra để chứa đầy không khí, và co lại để đẩy không khí ra ngoài bằng các phế quản. Các phế quản này đều thông vào khí quản, trông giống như những rễ cây bám vào gốc cây . Sự co giãn chủ động của phổi là do sự hỗ trợ tích cực của lồng ngực và hoành cách mô cùng các cơ bụng : Hoành cách mô hạ xuống, lồng ngực trương ra, làm cho phổi giãn ra tăng thêm thể tích, tạo khoảng trống cho không khí ở bên ngoài vào. Hoành cách mô nâng lên, bụng hơi hóp vào, lồng ngực buông lỏng xuống, làm cho phổi thu nhỏ lại, đẩy không khí ra ngoài (hình 2). mhtml:file://E:\hoc nhac\hoc nhac ly\LuyenThanh-XuongAm\LuyenThanh-XuongAm. 21/01/2018 Luyen Thanh Page 2 of 6 2. Chúng ta có thể ví hai lá phổi như một cái bễ, cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và thải thán khí ra ngoài. Mỗi lần thở bình thường, ta hít vào nửa lít không khí. Mỗi phút, ta thở khoảng 15 lần và 15 lít máu được đổi mới. Khi làn hơi từ phổi được đẩy ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên thanh đới (dây tiếng), thì sẽ phát ra âm thanh. Chất lượng của âm thanh phát ra, một phần lớn phụ thuộc vào làn hơi từ phổi đưa lên tác động vào thanh đới. Cần phải tập luyện hơi thở sao cho đầy đặn, và điều chế làn hơi sao cho nhuần nhuyễn phù hợp với nhu cầu trong ca hát. II. BÔ PHẬN PHÁT THANH (Chỉ mới phát

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.