Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Không gian vectơ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Không gian vectơ là một tập các đối tượng có định hướng (được gọi là các vectơ) có thể co giãn và cộng. Trong toán học, không gian vectơ là một tập hợp mà trên đó hai phép toán, phép cộng vectơ và phép nhân vectơ với một số, được định nghĩa và thỏa mãn các tiên đề được liệt kê dưới đây. Các không gian vectơ quen thuộc là không gian Euclid hai chiều và ba chiều. Các vectơ trong các không gian này là các cặp số thực hay các bộ 3 số thực, có trật tự, và. | Không gian vectơ Không gian vectơ Không gian vectơ là một tập các đối tượng có định hướng (được gọi là các vectơ) có thể co giãn và cộng. Trong toán học, không gian vectơ là một tập hợp mà trên đó hai phép toán, phép cộng vectơ và phép nhân vectơ với một số, được định nghĩa và thỏa mãn các tiên đề được liệt kê dưới đây. Các không gian vectơ quen thuộc là không gian Euclid hai chiều và ba chiều. Các vectơ trong các không gian này là các cặp số thực hay các bộ 3 số thực, có trật tự, và thường được biểu diễn như là một vectơ hình học với độ lớn và phương hướng. Định nghĩa Giả sử F là một trường (có thể là trường số thực hay trường số phức). Các phần tử của F được gọi là số vô hướng. Một không gian vectơ V định nghĩa trên trường F là một tập hợp V không rỗng mà trên đó hai phép cộng vectơ và phép nhân với số vô hướng được định nghĩa sao cho các tính chất cơ bản sau đây được thỏa mãn: 1. Phép cộng vectơ có tính kết hợp: Với mọi u, v, w V, ta có u + (v + w) = (u + v) + w. 2. Phép cộng vectơ có tính giao hoán: Với mọi v, w V, ta có v + w = w + v. 3. Phép cộng vectơ có phần tử trung hòa: Có một phần tử 0 V, gọi là vectơ không, sao cho v + 0 = v với mọi v V. 4. Phép cộng vectơ có phần tử đối: Với mọi v V, có một phần tử w V, gọi là phần ngược của v, sao cho v + w = 0. 5. Phép nhân vô hướng phân phối với phép cộng vectơ: Với mọi a F và v, w V, ta có a (v + w) = a v + a w. 6. Phép nhân vô hướng phân phối với phép cộng vô hướng: Với mọi a, b F và v V, ta có (a + b) v = a v + b v. 7. Phép nhân vô hướng tương thích với phép nhân trong trường các số vô hướng: Với mọi a, b F và v V, ta có a (b v) = (ab) v. 8. Phần tử đơn vị của trường F có tính chất của phần tử đơn vị với phép nhân vô hướng: Với mọi v V, ta có 1 v = v, 1 kí hiệu đơn vị của phép nhân trong F. Một cách chính xác, những tiên đề trên là cho một module, do vậy không gian vectơ có thể được mô tả ngắn gọn là một "module trên một .