Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
So sánh hiệu quả của ciprofloxacin và ceftriaxone trong điều trị bệnh thương hàn đa kháng người lớn tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Qua các nghiên cứu về tình hình Salmonella typhi (S.typhi) đa kháng kháng sinh (KS) cho ta thấy, ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới, cho đến nay chỉ còn hai nhóm KS có triển vọng nhất trong điều trị thương hàn đa kháng. Đó là cephalosporin thế hệ 3 được ưu tiên dành cho trẻ em và fluoroquinolon (FQ) dành cho người lớn. | 1 SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CIPROFLOXACIN VÀ CEFTRIAXONE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯƠNG HÀN ĐA KHÁNG NGƯỜI LỚN TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Nhóm nghiên cứu Trần Thị Phi La Võ Thanh Thư Nguyễn Trường Giang Nguyễn Thị Ánh Hồng Phạm Ngọc Dũng Trần Hoàng Mai cùng tập thể khoa Truyền nhiễm và khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. ª Công trình này được thực hiện với sự trợ giúp của Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng tài trợ của hai công ty BAYER và OPV. ĐẶT VẤN ĐỀ Qua các nghiên cứu về tình hình Salmonella typhi S.typhi đa kháng kháng sinh KS cho ta thấy ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới cho đến nay chỉ còn hai nhóm KS có triển vọng nhất trong điều trị thương hàn đa kháng. Đó là cephalosporin thế hệ 3 được ưu tiên dành cho trẻ em và fluoroquinolon FQ dành cho người lớn 1 2 3 4 . Hiệu quả điều trị ĐT của hai nhóm KS này thì rất khác nhau tùy theo mỗi phác đồ được sử dụng. Song nhìn chung nhóm FQ trội hơn nhóm cephalosporin thế hệ 3 trên nhiều phương diện thời gian cắt sốt TGCS ngắn tỷ lệ thành công lâm sàng LS và vi sinh cao tỷ lệ tái phát thấp 2 4 5 6 . Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây trên thế giới đã có ghi nhận một số ít trường hợp trh kém nhạy với ciprofloxacin CIP 3trích 4 . Đồng thời tại Việt Nam một số tác giả cũng đã ghi nhận có sự khác biệt quan trọng trong đáp ứng ĐT của hai nhóm người bệnh NB nhiễm các chủng S.typhi kháng và nhạy với nalidixic acid NAL mặc dù độ nhạy cảm in vitro như nhau 7 . Cũng theo các tác giả này sự tồn tại của các chủng đa kháng thuốc và sự bộc phát của S.typhi kháng quinolone có thể đưa đến tình trạng tác nhân gây bệnh quan trọng này chỉ còn có thể ĐT được với cephalosporin thế hệ 3 7 . Điều này thực sự đã gây lo ngại cho các thầy thuốc LS trong ĐT bệnh thương hàn TH hiện nay. Đứng trước tình hình trên chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích so sánh hiệu quả của CIP và ceftriaxone CRO trong ĐT TH

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.