Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển phầm mềm chữ Nôm
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Người Việt Nam dùng chữ Nôm làm chữ viết chính hơn 10 thế kỷ nay, cho tới năm 1920 chữ Quốc ngữ mới chính thức thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ đã loại trừ phần lớn những hiểu biết về thứ chữ viết này trong cộng đồng người Việt Nam. Ðây là sự mất mát lớn nhất về văn hoá sau mất mát về con người và vật chất của chiến tranh. Những phát triển về kỹ thuật xử lý đa ngôn ngữ trong máy tính và mạng Internet từ giữa thập kỷ 1980's đã. | Phát triển phầm mềm chữ Nôm Ngô Trung Việt, Viện CNTT, vietnt@itprog.gov.vn Ngô Thanh Nhàn, Ðại học New York, nhan@cs.nyu.edu Trần Lưu Chương, Khu công nghệ cao Hoà Lạc, chuongtl@itprog.gov.vn Ðỗ Bá Phước, Vietnamese Nôm Preservation Foundation, jdo@usa.net Nguyễn Quang Hồng, Viện Hán Nôm, hongnq@vol.vnn.vn Nguyễn Hoàng, California, hoang.myloc@gte.net Lê Phạm Ngưng Hương, Thuỵ Sĩ, lepham@dial.eunet.ch Hà Dương Tuấn, Paris, tuan.hd@wanadoo.fr Ðỗ Tuyết Khanh, Hồ Văn Tiến, Thuỵ Sĩ, h_tien@operamail.com Tóm tắt Trong gần mười năm qua, trong những cố gắng mã hoá cho chữ Việt và các chữ dân tộc chính như Chàm, Thái vào bộ mã chuẩn quốc tế Unicode, chữ Nôm đã được dành một phần quan tâm rất lớn. Việt Nam đã tham dự đều đặn các cuộc họp của Nhóm các báo cáo viên chữ biểu ý IRG, và đã đứng ra đăng cai tổ chức 2 cuộc làm việc quốc tế của nhóm này tại Việt Nam. Các nỗ lực khai thác kho chữ Nôm của dân tộc và đưa vào kho chữ chung của nhóm IRG đã được tiến hành liên tục và có nhiều kết quả. Với thông báo của Unicode vào tháng 3/2001, chính thức 9299 chữ Nôm của Việt Nam đã được đưa vào cả bộ mã Unicode 3.1 lẫn ISO 10646. Ðiều này mở ra những khả năng mới cho việc sử dụng chữ Nôm trên máy tính và đưa chữ Nôm trở về với việc sử dụng rộng rãi trong các gia đình. Bài báo này, sau khi giới thiệu những nét chính đã đạt được trong việc thực hiện đưa chữ Nôm vào bộ mã chuẩn quốc tế, sẽ trình bày một số vấn đề và định hướng nghiên cứu trong phát triển phần mềm xử lí chữ Nôm. Những vấn đề nghiên cứu chính được đặt ra ở đây là: o Phát triển chương trình bàn phím để gõ chữ Nôm vào máy tính. o Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho tự điển chữ Nôm. o Xây dựng các cơ sở dữ liệu về văn bản cổ có chứa chữ Nôm dựa trên XML/Unicode. o Ðưa các tác phẩm chữ Nôm vào máy tính. o Tổ chức Web site về chữ Nôm. o Xây dựng một động cơ tìm kiếm cho Quốc ngữ và chữ Nôm. o Bước đầu phát triển chương trình phiên chuyển thông minh Nôm - quốc ngữ. Ðây là một phần việc quan trọng cần có được sự tham gia đông đảo