Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một phác thảo về văn hóa tâm linh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Văn hóa tâm linh là một dạng thức đặc biệt của văn hóa, do con người tạo ra trong sinh hoạt vật chất nhưng lại mang dáng vẻ thần bí linh thiêng. Mức độ tác động trở lại của văn hóa tâm linh với con người ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Giá trị và ý nghĩa cao nhất của văn hóa tâm linh là tính thiêng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 7 Số 2 2017 MỘT PHÁC THẢO VỀ VĂN HÓA TÂM LINH Nguyễn Tiến Dũng1 Nguyễn Hoàng Tuệ Quang2 1 Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2 Khoa Du lịch Đại học Huế Email ntdunghueuni@gmail.com TÓM TẮT Văn hóa tâm linh là một dạng thức đặc biệt của văn hóa do con người tạo ra trong sinh hoạt vật chất nhưng lại mang dáng vẻ thần bí linh thiêng. Mức độ tác động trở lại của văn hóa tâm linh với con người ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Giá trị và ý nghĩa cao nhất của văn hóa tâm linh là tính thiêng. Một phác thảo về văn hóa tâm linh chỉ là ký họa toàn cảnh về nguồn gốc ý nghĩa của văn hóa tâm linh trong lịch sử và những chấm phá khoa học về tâm linh và văn hóa tâm linh trong xã hội hiện đại. Từ khóa cái thiêng chân thiện mỹ văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh không nhận được sự quan tâm trong sơ đồ nghiên cứu về văn hóa của giới học thuật xã hội chủ nghĩa trước đây. Khi xem xét mối quan hệ văn học và văn hóa tâm linh ở nước ta giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng định Một thời gian dài do quan niệm duy vật thô sơ cực đoan đồng nhất văn học với nhận thức khoa học với chính trị chúng ta chẳng những bài xích hiện tượng tâm linh nói chung xem là mê tín dị đoan mà còn phê phán chúng như là hiện tượng phi phản khoa học phi lý tính trong đời sống và cả trong văn học 6 . Hoàn cảnh lịch sử đã cho hiện tượng tâm linh số phận của con hủi1 xa lạ với tính đúng đắn khả tín của khoa học mà không cần đầu tư nghiên cứu2. Tiếp cận văn hóa tâm linh từ quan điểm của văn hóa học và quan điểm biện chứng cho thấy văn hóa tâm linh là sản phẩm thống nhất của khách quan và chủ quan trong sự phát triển của xã hội. Vì vậy dù cho đến nay hiểu biết của con người về hiện tượng tâm linh vẫn còn nhiều khoảng trống nhưng với tư cách là hiện tượng xã hội một kiểu phản ánh tồn tại xã hội thì xét đến cùng không thể không có tính quy luật. 1 Thuật ngữ của các nhà triết học thời kỳ phục hưng và cận đại thường dùng để nói về thái độ của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.