Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nhận dạng và sản xuất tiếng nói bằng mạng nơron tự tổ chức

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu chính của luận án là xây dựng mô hình nhận thức tiếng nói dựa trên mô phỏng vùng vỏ não liên kết giữa thính giác và thị giác bằng cách xây dựng mô hình học mối quan hệ giữa các đặc trưng thu được từ âm thanh và hình ảnh trên vùng vỏ não liên kết đa giác quan này. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Quang Trung NHẬN DẠNG VÀ SẢN XUẤT TIẾNG NÓI BẰNG MẠNG NƠRON TỰ TỔ CHỨC Chuyên ngành Khoa học máy tính Mã số 62.48.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Bùi Thế Duy Phản biện 1 . Phản biện 2 . . Phản biện 3 . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Đại học Công nghệ Đại học Quốc Gia Hà Nội Vào hồigiờngàythángnăm Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Ngày nay với sự bùng nổ của xã hội thông tin con người không còn chỉ có nhu cầu giao tiếp với nhau nữa mà còn cần giao tiếp với những thiết bị điện tử. Hình thức giao tiếp người - máy thông qua ngôn ngữ tự nhiên sẽ đem lại nhiều ứng dụng góp phần giải phóng sức lao động của con người. Chính vì vậy việc làm cho máy tính có thể nhận thức được tiếng nói hiểu tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Nhận thức tiếng nói nói riêng đã được nghiên cứu từ đầu những năm 1950 Sumby amp Pollack 1954 Cooper 1952 Broadbent D. amp . 1957 . Tuy nhiên những nghiên cứu về nhận thức tiếng nói ở thời kỳ đầu chỉ tập chung vào một số bài toán cụ thể như bài toán tách nguồn tiếng nói bài toán nhận dạng tiếng nói bài toàn nhận dạng hay xác thực người nói. Gần đây nghiên cứu về nhận thức tiếng nói đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên các nghiên cứu về nhận thức tiếng nói chỉ xây dựng các hệ thống có thể hiểu ở mức độ phân biệt được tiếng nói ở một khía cạnh nào đó. Các nghiên cứu này chỉ tập trung mô phỏng hoạt động nhận thức tiếng nói xảy ra ở vùng vỏ não thính giác đặc biệt là vùng vỏ não thính giác sơ cấpvà vùng vỏ não thính giác thứ cấp. Rất ít nghiên cứu đặt bài toán nhận thức tiếng nói trong mối quan hệ với nhận thức .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.