Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu hoạt tính chống ung thư của cây nhân trần tía (Adenosma bracteosum bonati)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Kết quả phân tích GC/MS cho thấy cao chiết cồn nhân trần tía có chứa các chất có tiềm năng chống ung thư như β-bisabolene, cavacrol, phytol, humulene và acid linoleic. Thử nghiệm hoạt tính của cao chiết trên hai dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vú MCF-7 được tiến hành theo phương pháp gây độc trên tế bào cho giá trị IC50 lần lượt là 39,67 ± 0,47 µg/mL và 41,07 ± 3,15 µg/mL. | NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA CÂY NHÂN TRẦN TÍA ADENOSMA BRACTEOSUM BONATI Mã Phú Cường Ngô Ngọc Phương Ngoan Thái Thị Diễm Uyên Nguyễn Thị Hồng Tâm Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hồng TÓM TẮT Kết quả phân tích GC MS cho thấy cao chiết cồn nhân trần tía có chứa các chất có tiềm năng chống ung thư như β-bisabolene cavacrol phytol humulene và acid linoleic. Thử nghiệm hoạt tính của cao chiết trên hai dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vú MCF-7 được tiến hành theo phương pháp gây độc trên tế bào cho giá trị IC50 lần lượt là 39 67 0 47 µg mL và 41 07 3 15 µg mL. Khi so sánh hoạt tính của cao chiết trên hai dòng tế bào MCF-7 và Hela với thuốc chống ung thư là doxorubicin nhận thấy dòng tế bào Hela nhạy cảm hơn và chỉ kém hơn doxorubicin 2 92 lần. Từ khóa cao chiết Hela GC MS MCF-7 nhân trần tía. 1 MỞ ĐẦU Ở Việt Nam cây nhân trần tía cùng một số loài khác thuộc chi Adenosma đã được sử dụng trong việc phòng và điều trị viêm gan. Các nghiên cứu về nhân trần tía chủ yếu xoay quanh về giá trị dược liệu. Rất ít nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây Bộ y tế 2017 . Nhân trần tía trước đó được báo cáo hiệu quả ức chế tế bào ung thư của các phân đoạn cao chiết trên hai dòng tế bào NCI-H460 HepG2 vì khả năng gây độc trên tế bào cao mà không ảnh hưởng đến tế bào tự nhiên và tiềm năng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường Nguyen et al. 2020b a . Mục tiêu của đề tài là phân tích một số thành phần hóa học của cao chiết dựa trên phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC MS và hoạt tính gây độc trên hai dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vú MCF-7. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nguyên liệu Cây nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati được thu hái trên núi thuộc tỉnh Tây Ninh vào tháng 11. Mẫu cây được định danh bởi PGS.TS. Trần Hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cây được thu hoạch sáng sớm được bảo quản trong bịch .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.