Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đề xuất mô hình cấu trúc rừng định hướng tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đề xuất được 2 kiểu mô hình cấu trúc rừng định hướng phục vụ cho phương thức khai thác chọn thô và khai thác chọn tỷ mỷ ở từng tỉnh; đề xuất được một số hướng dẫn áp dụng mô hình rừng định hướng vào xây dựng và thực thi các giải pháp kỹ thuật lâm sinh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM VŨ THẮNG ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤU TRÚC RỪNG ĐỊNH HƯỚNG TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội năm 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM VŨ THẮNG ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤU TRÚC RỪNG ĐỊNH HƯỚNG TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN Chuyên ngành Lâm học Mã số 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn TS. Phạm Văn Điển Hà Nội năm 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tiễn kinh doanh rừng đòi hỏi phải duy trì vốn rừng ở một mức độ nhất định và với một cấu trúc mong muốn. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc và là điều kiện quan trọng để sau khi khai thác rừng không bị suy thoái mà còn có thể phát triển liên tục theo hướng ngày càng tốt hơn. Trong giai đoạn hiện nay khi những giải pháp kỹ thuật tác động vào rừng chủ yếu thuộc hai nhóm là phục hồi rừng và khai thác rừng việc đề xuất những mô hình cấu trúc rừng định hướng đã trở thành một yêu cầu bức bách. Mô hình cấu trúc rừng định hướng là mô hình cấu trúc đáp ứng được vốn rừng ở trạng thái ổn định với một cấu trúc hợp lý cả về hình thái lẫn tổ thành đảm bảo cả về mặt tái sinh phục hồi rừng. Đây là mô hình cho phép kinh doanh rừng với sản lượng ổn định lâu dài và liên tục. Mặc dù vậy do thiếu nghiên cứu hướng dẫn và chuyển giao nên đã dẫn đến nhiều trường hợp khai thác làm cạn kiệt tài nguyên rừng vì bộ phận còn lại được duy trì ở mức thấp hơn mức tối thiểu cần thiết. Trong một số trường hợp khác người ta lại không khai thác rừng mặc dù có thể khai thác được một lượng nhất định mà vẫn duy trì được tính ổn định khả năng tự phục hồi và phát huy tốt những chức năng có lợi của rừng. Hạn chế đó đã làm giảm động lực phát triển rừng làm tăng nguy cơ phá rừng và chuyển đổi rừng thành các loại hình sử dụng đất khác. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên hướng nghiên cứu được đặt ra là xây dựng mô hình cấu trúc rừng định hướng cho rừng tự nhiên là rừng sản xuất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.