Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực hành tĩnh tâm cho trẻ em lứa tuổi mầm non - nhìn từ các nghiên cứu thực chứng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Thực hành tĩnh tâm được đề cập đến trong bài viết này là phương pháp giúp cá nhân nhận thức về cơ thể của chính mình, những cảm xúc nội tại và những căng thẳng của bản thân. Nghiên cứu tổng hợp này hệ thống hóa những nghiên cứu thực nghiệm nhằm thu thập thực chứng khoa học cho việc thực hành tĩnh tâm cho trẻ ở giai đoạn mầm non. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ 3 2019 THỰC HÀNH TĨNH TÂM CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON - NHÌN TỪ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC CHỨNG Nguyễn Phước Cát Tường Trần Thị Tú Anh Đinh Thị Hồng Vân Nguyễn Tuấn Vĩnh Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế nguyenphuoccattuong@dhsphue.edu.vn _ Tóm tắt Tĩnh tâm mindful awareness mindfulness practices là trạng thái chú ý và nhận thức được những gì đang diễn ra ngay thời điểm hiện tại ở đây-bây giờ Brown và Ryan 2003 tr.882 . Thực hành tĩnh tâm được đề cập đến trong bài viết này là phương pháp giúp cá nhân nhận thức về cơ thể của chính mình những cảm xúc nội tại và những căng thẳng của bản thân. Thực hành tĩnh tâm này có thể giúp trẻ em nâng cao kỹ năng ứng phó với stress cải thiện kỹ năng xã hội Nieminen và Sajaniemi 2016 - những kỹ năng rất cần thiết trong thời đại công nghiệp 4.0. Nghiên cứu tổng hợp này hệ thống hóa những nghiên cứu thực nghiệm nhằm thu thập thực chứng khoa học cho việc thực hành tĩnh tâm cho trẻ ở giai đoạn mầm non. Dựa trên các thực chứng khoa học này các nhà quản lý giáo dục các giáo viên có thể xem xét ra quyết định về việc triển khai hoạt động này một cách hiệu quả tại cơ sở giáo dục của mình. Từ khóa Tĩnh tâm thực hành tĩnh tâm trẻ mầm non nghiên cứu thực chứng. _ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Người lớn vẫn nghĩ trẻ em thường nhìn thế giới với con mắt hạnh phúc và vô lo. Các em được người lớn bao bọc không phải học tập căng thẳng kiếm việc làm chịu trách nhiệm hay giải quyết các mối xung đột trong gia đình hay trong công sở. Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy 5 năm đầu đời là thời gian mà nhiều trẻ nhỏ bị ngược đãi cao nhất và chịu nhiều sang chấn nhất. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc 2010 trẻ em trong độ tuổi từ 2-4 tuổi trên toàn thế giới khoảng 300 triệu em từng chịu các hành vi gây sức ép về tâm lý hoặc bị trừng phạt về thể xác. Trẻ ở lứa tuổi từ 0-5 có khả năng bị bạo lực gia đình nhiều hơn trẻ ở lứa tuổi lớn hơn Fantuzzo và Fusco 2007 . Nghiên cứu với 305 trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi từ một phòng khám nhi khoa công cộng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.