Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Lâu nay chúng ta biết đến Hồ Chí Minh - Lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá, Hồ Chí Minh - Nhà thơ. Tuy nhiên có lẽ ít người được biết rằng, chúng ta còn có Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học, một danh xưng hoàn toàn xứng đáng. Rõ ràng sắc lệnh số 45/SL ngắn gọn, đến bây giờ đọc lại vẫn có thể “ngộ” ra nhiều bài học quí cho quyết sách xây dựng ngành đại học, nói rộng ra cho nền giáo dục Việt Nam đang có quá nhiều “vấn đề” hiện nay. | Kỷ yếu hội thảo khoa học quot CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM quot . pp. 113-114 HỒ CHÍ MINH - GIÁO SƯ ĐẠI HỌC PGS.TS. Trần Hữu Tá Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu amp Giảng dạy văn học Tp.HCM Chỉ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được hơn một tháng ngày 10-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 45 SL được đăng trên Việt Nam Dân quốc công báo số 9 1945 tr 112 . Nội dung cụ thể như sau Chính phủ đã cử các ông Cao Xuân Huy Hồ Hữu Tường Hoài Thanh Đặng Thai Mai Nguyễn Mạnh Tường Nguyễn Văn Huyên làm giáo sư đại học văn khoa và các ông Đào Duy Anh Cù Huy Cận Trần Văn Giáp Ngô Xuân Diệu Trần Khánh Dư Khái Hưng Phạm Duy Khiêm Bùi Kỷ Nguyễn Đình Thi Đoàn Phú Tứ giảng về những vấn đề đặc biệt trong chương trình văn khoa. Chính phủ giao cho ông Giám đốc Đại học Quốc gia thảo luận với những vị trên về nội dung giảng dạy và về số giờ mà những vị ấy nhận dạy trong niên khoá 1945 - 1946 . Trong chương II ĐHQG Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến - kiến quốc 1945 - 1955 của công trình Một thế kỷ phát triển và trưởng thành do GS - TSKH Vũ Minh Giang chủ biên NXB ĐHQG Hà Nội 2006 tr 52 còn phát hiện thêm Ngoài các học giả nổi tiếng Bộ Quốc gia Giáo dục còn mời các nhà hoạt động chính trị đến giảng dạy trong đó Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng giảng dạy về khoa Hiến pháp Võ Nguyên Giáp và Vũ Đình Hoè giảng về khoa Kinh tế . Xin có mấy lời bình luận về một văn bản hành chính khô khan đã bị bụi thời gian che phủ suốt hai phần ba thế kỷ tưởng như đã bị rơi vào quên lãng 1. Giữa bộn bề trăm công ngàn việc mà hầu như tất cả đều thuộc diện khẩn tối khẩn trong những ngày đầu của nước Cộng hoà non trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục đúng với tinh thần Người xếp thứ tự ưu tiên 3 đối tượng cần chống giặc đói giặc dốt giặc ngoại xâm. Để chống giặc dốt nâng cao dân trí Người chú ý nhiều mặt từ vấn đề tưởng như đơn giản nhưng đặc biệt hệ trọng là thanh toán nạn mù chữ cho toàn dân đến việc xây dựng bậc học cao nhất nơi đào tạo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.