Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ TRUNG TÂM ĐẦU TƯ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tham khảo tài liệu 'hệ thống kế toán trách nhiệm và trung tâm đầu tư', tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | BÀI 7 HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ TRUNG TÂM ĐẦU TƯ Giảng viên Th.S. Hồ Phan Minh Đức Mục tiêu Giải thích tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Liệt kê các lợi ích và chi phí của việc phân cấp quản lý. Định nghĩa và cho thí dụ về các trung tâm trách nhiệm Trung tâm chi phí Trung tâm doanh thu Trung tâm lợi nhuận Trung tâm đầu tư. Soạn thảo báo cáo thực hiện mô tả dòng thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm. Tính được tỷ suất thu lợi trên vốn đầu tư ROI và thu nhập thặng dư RI . Nắm được các biện pháp để tăng ROI. Giải thích một số điểm thuận lợi và hạn chế của ROI RI Nắm được nguyên tắc các phương pháp định giá chuyển nhượng 7.1. Hệ thống kế toán trách nhiệm 7.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm Chúng ta biết rằng hầu hết các tổ chức nói chung và các tổ chức kinh doanh nói riêng đều được phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng cụ thể chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể. Trong mỗi bộ phận như vậy sẽ có những cá nhân chịu trách nhiệm về một công việc hoặc chức năng nào đó. Như vậy để đạt được mục tiêu chung của tổ chức mỗi cá nhân mỗi bộ phận trong tổ chức phải nổ lực thực hiện các nhiệm vụ các mục tiêu riêng lẻ do quản lý cấp cao đã vạch ra cho bộ phận mình. Để kiểm soát hoạt động của cấp dưới các nhà quản lý cấp cao đã dựa vào hệ thống kế toán trách nhiệm Responsibility Accounting . Kế toán trách nhiệm liên quan đến các khái niệm và công cụ mà các kế toán viên sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận nhằm thúc đẩy những nổ lực hướng về mục tiêu chung của tổ chức Hilton 1991 . 7.1.2. Sự phân cấp quản lý Các nhà quản lý nhận thấy rằng hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ phát huy tác dụng và hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấp trong quản lý. Hầu hết các tổ chức có qui mô lớn đều thực hiện phân cấp quản lý. Sự phân cấp quản lý xảy ra khi các nhà quản lý của các đơn vị và các b ộ phận trong tổ chức được trao quyền tự do trong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.