Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
KẾ HOẠCH DẠY TỰ CHỌN

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phương pháp khảo sát và mô tả chuyển động của chất điểm. - Biết cách chọn hệ quy chiếu - Nêu được định nghĩa vectơ. | KẾ HOẠCH DẠY TỰ CHỌN MÔN: Vật lí LỚP: 10 – NC Kì: I Tiết TÊN BÀI MỤC TIÊU 1 Phương pháp khảo sát và mô tả chuyển động của chất điểm. - Biết cách chọn hệ quy chiếu - Nêu được định nghĩa vectơ vận tốc, và đặc điểm của nó trong CĐTĐ - Viết được phương trình chuyển động, công thức đường đi trong CĐTĐ - Giải được bài toán 2 vật CĐTĐ trên cùng 1 đường thẳng theo các chiều khác nhau bằng phương trình và bằng đồ thị 2 Chuyển động thẳng biến đổi đều. - Nêu được đặc điểm v, a trong CĐTNDĐ, CĐTCDĐ - Viết được công thức vận tốc và vẽ được đồ thị v – t - Viết được phương trình chuyển động và công thức tính đường đi khi chất điểm chỉ CĐ theo 1 chiều - Nêu được đặc điểm CĐ rơi tự do. Viết công thức về vận tốc, gia tốc, thời gian rơi của vật rơi tự do - Lập PTCĐ, công thức vận tốc, đường đi của 1 chất điểm CĐTBĐĐ khi biết điều kiện đầu và gia tốc - Xác định vận tốc, vị trí của chất điểm tại 1 thời điểm bất kì khi biết các điều kiện đầu và gia tốc - Căn cứ vào đồ thị v –t, lập được phương trình CĐTBĐĐ - Giải được bài toán 2 chất điểm gặp nhau khi chúng CĐ trên cùng đường thẳng bằng cách lập PTCĐ - Vẽ được đồ thị x –t của 2 chất điểm CĐ trên cùng đường thẳng, từ đó xác định thời điểm chúng gặp nhau 3 Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của tọa độ, quỹ đạo, vận tốc - Viết được công thức cộng vận tốc dưới dạng vectơ - Áp dụng được công thức cộng vận tốc để giải bài tập về cộng 2 véc tơ vận tốc 4 Chuyển động tròn đều - Nêu được đặc điểm và viết được công thức của gia tốc trong CĐTĐ - Nêu được khái niệm: chu kì, tần số, tốc độ dài, tốc độ góc và viết công thức liên hệ giữa chúng - Giải được bài tập đơn giản về CĐTĐ 5 3 Định luật Niu-tơn. Các loại lực trong cơ học. - Nêu được khái niệm về lực, vec tơ lực - Phát biểu được quy tắc tổng hợp, phân tích lực - Nêu được khái niệm lực hấp dẫn, trọng lực, trọng lượng - Phát biểu được ĐL Húc và lực đàn hồi của lò xo - Nêu được đặc điểm và viết công thức tính các lực ma sát - Phát biểu được 3 ĐL Niu-tơn và viết được công thức ĐL II, III Niu-tơn 6 Giải các bài toán thường gặp trong chuyển động thẳng - Nêu được trình tự các bước giải bài toán thuận, ngược - Giải bài toán chuyển động của 1 vật, 2 vật trên mặt phẳng ngang, nghiêng ko ma sát và có ma sát 7 Giải các bài toán về chuyển động tròn đều - Nêu được đặc điểm và viết công thức của gia tốc hướng tâm, lực hướng tâm của CĐ tròn đều - Xác định lực hướng tâm do những lực nào hợp thành và những trường hợp cụ thể - Xác định vận tốc, gia tốc, bán kính quỹ đạo của vật CĐTĐ khi biết lực hướng tâm 8 Giải bài tập về chuyển động ném ngang, ném xiên - Viết được PTCĐ của hình chiếu của vật trên các trục tọa độ, trên cơ sở đó, lập PT quỹ đạo của vật - Lập được biểu thức tầm bay xa, bay cao trong các trường hợp cụ thể - Xác định được vận tốc của CĐ ở mỗi thời điểm hay tại mỗi vị trí trên quỹ đạo 9 Lực quán tính - Nêu được khái niệm HQC phi quán tính, các đặc điểm HQC đó. Viết công thức của lực quán tính đối với vật được xét trong HQC phi quán tính - Giải thích được sự tăng, giảm, mất trong lượng của vật - Giải được một số bài tập về chuyển động có gia tốc xét trong HQC phi quán tính thích hợp 10 Kiểm tra Duyệt của BGH: Tổ trưởng ---------------------------- ---------------------------- ---------------------------- Nguyễn Thị Thu

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.